Các tin tức tại MEDlatec

Chỉ số GI của thực phẩm: những điều nên biết

Ngày 01/01/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Trong thời đại ngày nay, việc duy trì lối sống lành mạnh ngày càng trở nên quan trọng đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về chỉ số GI của thực phẩm là một yếu tố không thể bỏ qua để kiểm soát đường huyết và duy trì thói quen sống đó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về chỉ số GI, cách sử dụng GI thực phẩm để cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Chỉ số GI của thực phẩm là gì?

Chỉ số Glucose (GI) là chỉ số được dùng để đo lường tác động của thực phẩm đối với tăng chỉ số đường huyết. Chỉ số này được đưa ra bởi David Jenkins và nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto vào những năm 1980, giúp người tiêu dùng và chuyên gia dinh dưỡng hiểu rõ hơn về cách cơ thể xử lý carbohydrates.

Chỉ số GI của thực phẩm là căn cứ để tham khảo khả năng hấp thu và tăng glucose máu

Hiểu một cách đơn giản thì chỉ số GI của thực phẩm là thước đo chất lượng của carbohydrate có mặt trong thực phẩm. Thông qua chỉ số này có thể đánh giá khả năng hấp thu và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn.

Chỉ số GI được chuyên gia dinh dưỡng phân thành 3 nhóm:

- Chỉ số GI thấp: < 55: đường huyết tăng từ từ, đều và giảm chậm, giúp ổn định nguồn năng lượng của cơ thể. Thực phẩm thuộc nhóm này điển hình là: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh. Người bị tiểu đường cần ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số GI thấp để kiểm soát đường huyết ổn định.

- Chỉ số GI trung bình: 56 - 69: khả năng làm tăng đường huyết ở mức trung bình. Thực phẩm tiêu biểu cho nhóm này là: gạo lứt, yến mạch, bột mì,...

- Chỉ số GI cao: > 70: khả năng chuyển hóa gây tăng đường huyết nhanh. Nhóm này gồm: bánh quy, bí đỏ, khoai tây, bánh mì trắng,... người bị tiểu đường không nên sử dụng.

Việc hiểu rõ về chỉ số GI của thực phẩm giúp mọi người lựa chọn thực phẩm một cách thông minh, vừa duy trì đường huyết ổn định vừa hỗ trợ quá trình kiểm soát cân nặng hiệu quả và duy trì lối sống lành mạnh.

2. Ảnh hưởng của chỉ số GI đối với sức khỏe

Chỉ số Glucose (GI) của thực phẩm có một tác động to lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa chỉ số GI và tiểu đường và ảnh hưởng đến quản lý cân nặng.

2.1. Mối liên hệ giữa chỉ số GI của thực phẩm với bệnh tiểu đường

Người mắc tiểu đường thường phải đối mặt với khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Chọn lựa thực phẩm có chỉ số GI thấp là một chiến lược quan trọng để duy trì đường huyết ổn định. Thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn, giảm thiểu nguy cơ tăng cân không kiểm soát.

Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp là điều cần thiết để kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường

2.2. Chỉ số GI và quản lý cân nặng

Chỉ số GI không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh tiểu đường mà còn quan trọng đối với người muốn kiểm soát cân nặng hoặc cần giảm cân. Tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, giảm thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân.

Đặc biệt, việc chọn những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và các loại quả có chỉ số GI thấp sẽ giúp duy trì sự cân bằng năng lượng và làm tăng khả năng kiểm soát cân nặng.

3. Làm cách nào để hiểu và sử dụng chỉ số GI của thực phẩm hợp lý?

Hiểu và sử dụng chỉ số GI trong thực phẩm để lựa chọn, đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe và quản lý cân nặng:

3.1. Đọc và hiểu chỉ số GI trên thực phẩm

Việc đọc nhãn sản phẩm là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để hiểu về chỉ số GI của thực phẩm. Thông thường, chỉ số GI được hiển thị trên nhãn sản phẩm, giúp bạn dễ dàng so sánh các loại thực phẩm với nhau. Chỉ số GI thấp (<55) là nhóm thực phẩm nên lựa chọn cho sức khỏe. Đây cũng là nguồn cung cấp đường glucose ổn định cho các hoạt động của não bộ.

Duy trì thói quen đọc nhãn sản phẩm là cách để chọn được thực phẩm phù hợp với chế độ ăn kiểm soát đường huyết, quản lý cân nặng và duy trì sức khỏe.

3.2. Sử dụng chỉ số GI của thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày

Biết đọc chỉ số GI của thực phẩm để chọn lựa và đưa vào chế độ ăn hàng ngày một cách khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích:

Thói quen đọc chỉ số GI của thực phẩm để lựa chọn và kết hợp giúp tạo ra chế độ ăn cân đối

- Kết hợp thực phẩm có chỉ số GI cao với thực phẩm có chỉ số GI thấp để giảm tác động tổng thể của bữa ăn lên chỉ số đường huyết. Ví dụ, ăn cùng một lúc rau xanh và quinoa có chỉ số GI thấp với một loại thực phẩm giàu protein để tạo ra một bữa ăn cân đối

- Thay vì chọn các đồ ăn nhanh thì nên ưu tiên chọn thực phẩm tự nhiên như: ngũ cốc nguyên hạt, quả, rau và các loại hạt,... vừa duy trì cảm giác no lâu vừa kiểm soát cân nặng hiệu quả.

- Phương pháp nấu ăn có thể ảnh hưởng đến chỉ số GI của thực phẩm. Vì thế, cần nấu chín đồ ăn vừa tới, không nấu chín kỹ để bảo tồn được chỉ số GI ở mức tốt nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cũng đã khuyến cáo về việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm có chỉ số GI thấp để hẹn chế nguy cơ mắc các bệnh lý không tốt cho sức khỏe.

Thông qua việc hiểu về chỉ số GI của thực phẩm và biết cách sử dụng chỉ số này một cách linh hoạt trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể không chỉ duy trì được đường huyết ổn định mà còn hỗ trợ quá trình kiểm soát cân nặng và tạo cho mình một thói quen sống lành mạnh.

Chỉ số GI của thực phẩm là một công cụ hữu ích để bạn đưa ra quyết định thông minh về chế độ dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể của chính mình. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nguồn thông tin hữu ích để áp dụng phù hợp với chế độ ăn của mình và duy trì được trạng thái sức khỏe tốt nhất.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.