Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số INR là gì và những lưu ý trước khi làm xét nghiệm
- 06/05/2025 | Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu là gì? Làm cách nào để duy trì ngưỡng ổn định?
- 11/05/2025 | GPT trong xét nghiệm máu là gì? Làm thế nào để chỉ số này luôn ổn định?
- 11/05/2025 | Các chỉ số xét nghiệm suy thận quan trọng bạn cần biết
- 12/05/2025 | Chỉ số xét nghiệm máu: Hướng dẫn cách đọc và lưu ý trước khi thực hiện
- 13/05/2025 | Ý nghĩa chỉ số mức lọc cầu thận GFR
1. Chỉ số INR là gì?
Trong trường hợp bị chấn thương dẫn đến tổn thương nội mạc mạch máu, cơ thể lập tức kích hoạt phản ứng đông máu. Khi đó, các tiểu cầu bắt đầu tạo nút chặn giúp cầm máu. Cụ thể, những khối máu đông chứa tiểu cầu cùng sợi huyết sẽ giúp vết thương ngừng chảy máu. Chức năng đông máu bị rối loạn dễ dẫn đến tình trạng ứ tắc hoặc chảy máu khó kiểm soát.
Xét nghiệm INR giúp cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ đánh giá thời gian đông máu. Chỉ số INR hay International Normalized Ratio là chỉ số chuẩn hóa quốc tế dùng để đánh giá thời gian đông máu của một người, nói cách khác là tỷ lệ thời gian đông máu của người bệnh so với chuẩn, được chuẩn hóa. Chỉ số INR phản ánh mức độ kéo dài hay bình thường của thời gian đông máu, đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của thuốc kháng đông như Warfarin.
Chỉ số INR giúp đánh giá thời gian đông máu
Prothrombin là một protein do gan tổng hợp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi làm xét nghiệm, bác sĩ có thể đo thời gian Prothrombin (Prothrombin Time - PT) để đánh giá khả năng đông máu của bệnh nhân. Chỉ số PT chính là cơ sở để tính toán chỉ số INR (International Normalized Ratio), giúp chuẩn hóa kết quả xét nghiệm giữa các phòng thí nghiệm khác nhau.
2. Xét nghiệm INR được chỉ định khi nào?
Để kiểm tra thời gian đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định Xét nghiệm INR. Cụ thể, kỹ thuật phân tích này có thể được chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:
- Trước khi bệnh nhân phẫu thuật hoặc thực hiện một số thủ thuật lớn của nha khoa như nhổ răng, điều trị tủy,...
- Khi bệnh nhân mới thay van tim, cần làm xét nghiệm theo dõi mức độ phục hồi tiến triển về khả năng đông máu.
- Chỉ định trong quá trình cần chẩn đoán theo dõi điều trị bệnh lý liên quan đến tình trạng đông máu.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm INR
Thực tế, xét nghiệm INR thường được chỉ định cùng xét nghiệm PT (Prothrombin Time) và xét nghiệm PTT (Partial Thromboplastin Time). Trong đó, PTT (Partial Thromboplastin Time) giúp đánh giá con đường nội sinh và chung trong quá trình đông máu, khác với PT/INR là đánh giá con đường ngoại sinh và chung. Việc kết hợp các phương pháp xét nghiệm này là để:
- Xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc vết bầm bất thường xuất hiện trên da.
- Giúp kiểm tra hiệu quả của thuốc Warfarin, đánh giá xem bệnh nhân có đang sử dụng thuốc đúng liều hay không.
- Kiểm tra một số yếu tố gây đông máu. Bởi trong nhiều trường hợp khi bị thiếu hụt yếu tố đông máu, cơ thể dễ khởi phát bệnh lý khó đông máu di truyền.
- Đánh giá khả năng hấp thụ vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp prothrombin những yếu tố tạo phản ứng đông máu khác.
- Đánh giá xem bệnh nhân có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật y tế gây chảy máu hay không.
- Kiểm tra chức năng gan.
- Đánh giá xem cơ thể có bị tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu, như trong các tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), khiến máu không thể đông bình thường.
3. Tham khảo cách đọc kết quả xét nghiệm
Khi đọc kết quả xét nghiệm INR, bạn cần chú ý đến sự biến động của chỉ số INR.
3.1. Kết quả bình thường
Đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ số INR dao động quanh mức 0.8 đến 1.2. Trường hợp đang dùng thuốc chống đông máu, ngưỡng dao động của chỉ số INR là từ 2 đến 3. Nếu đang dùng thuốc Warfarin, thời gian Prothrombin có xu hướng dài hơn, thường là từ 1.5 đến 2.5 lần.
Nếu nhận kết quả bình thường có nghĩa khả năng đông máu của cơ thể vẫn ổn định
Lưu ý, những giá trị phân tích trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Tùy thuộc theo tiêu chuẩn đánh giá của từng phòng xét nghiệm, ngưỡng tham chiếu chỉ số INR đôi khi sẽ thay đổi đôi chút.
3.2. Kết quả bất thường
Chỉ số INR cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng tham chiếu bình thường bị xem là bất thường. Cụ thể:
- INR thấp hơn mục tiêu: Cho thấy thuốc chống đông chưa đạt hiệu lực, bệnh nhân có nguy cơ hình thành cục máu đông.
- INR cao hơn mục tiêu: Cho thấy hiệu lực thuốc quá mạnh, tăng nguy cơ chảy máu, nhất là khi INR lớn hơn 4.5.
- INR lớn hơn 5.0: Nguy cơ chảy máu nghiêm trọng, có thể cần giảm liều hoặc điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn bác sĩ.
Chỉ số INR tăng cao là dấu hiệu cho thấy thuốc chống đông máu phát huy hiệu lực quá mạnh
Trong nhiều trường hợp, chỉ số này có thể đạt mức 4.5. Nếu chỉ số INR vượt quá mức 5.0, cơ thể dễ phải đối mặt với nguy cơ chảy máu.
4. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm INR
Kết quả xét nghiệm INR thường bị tác động bởi một số yếu tố, chẳng hạn như:
- Không dùng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể tác động đến chỉ số INR.
- Một số loại thuốc, như kháng sinh (ví dụ: metronidazole, erythromycin), thuốc tránh thai, hormone thay thế, vitamin K hoặc các thuốc an thần, có thể ảnh hưởng đến chỉ số INR theo các mức độ khác nhau.
Trước khi làm xét nghiệm, bạn không nên sử dụng rượu bia
Thực phẩm giàu vitamin K: như rau lá xanh, gan động vật, đậu nành, thịt bò cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông. Do vậy, trước khi được lấy mẫu xét nghiệm, bạn hãy cho bác sĩ biết về tình hình dùng thuốc, thực phẩm và đồ uống mới tiêu thụ. Nếu thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin K, bạn cũng nên thông báo để bác sĩ nắm rõ.
Xét nghiệm INR không yêu cầu phải nhịn ăn. Để tránh kết quả phân tích bị sai lệch, bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm INR. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu nhận kết quả nhanh và chính xác, được hỗ trợ lấy mẫu tận nơi, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC tự hào với bề dày kinh nghiệm gần 30 năm cùng những thế mạnh như:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong nhiều chuyên khoa.
- Trung tâm Xét nghiệm tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022, cùng chứng nhận CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
- Hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy CT Scan, máy chụp cộng hưởng từ MRI,... nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ.
Nếu có nhu cầu làm xét nghiệm phân tích chỉ số INR, bạn có thể tin tưởng lựa chọn MEDLATEC. Nếu cần đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, Quý khách có thể liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!