Các tin tức tại MEDlatec
Có nên tẩy giun cho trẻ 1 tuổi? Tẩy giun bao lâu một lần?
- 20/10/2021 | Điểm danh các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ an toàn
- 23/08/2022 | Liệu uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?
- 27/08/2024 | Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn, nên dùng thuốc tẩy giun nào?
- 10/09/2024 | Người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần? Nên uống thuốc tẩy giun nào?
- 10/09/2024 | Nhận biết cơ thể nhiễm giun tóc, cách tẩy giun và biện pháp phòng ngừa
1. Có nên tẩy giun cho trẻ 1 tuổi?
Những triệu chứng và biến chứng khi nhiễm giun sán tác động tiêu cực đến khoảng 1,45 tỷ người khắp trái đất. Trẻ em mắc những ký sinh trùng đường ruột này có tác động trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng bằng cách cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như bài tiết của cơ thể.
Chính vì thế, việc tẩy giun cho trẻ 1 tuổi không chỉ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm ký sinh trùng mà còn phát huy hết tiềm năng phát triển về học tập, vui chơi và sức khỏe tổng thể của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên bắt đầu các biện pháp tẩy giun cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, khi tình trạng nhiễm giun đường ruột phổ biến.
Con bạn có biểu hiện khó chịu, chán ăn và đau bụng không? Có thể là do nhiễm giun - một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
2. Nguyên nhân nhiễm giun ở trẻ 1 tuổi và ảnh hưởng khi mắc bệnh
Trẻ em thường bò trên sàn nhà và có thói quen mút ngón tay. Có những lúc trẻ làm rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn. Do đó, trẻ em rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim. Ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng trồng rau, việc sử dụng phân tươi để bón cho rau, cây là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập và ký sinh trong cơ thể trẻ 1 tuổi.
Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ. Khi bị nhiễm giun, trẻ em thường bị rối loạn tiêu hóa, cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trường hợp trẻ em bị nhiễm giun móc có thể dẫn đến thiếu máu nặng do mất máu mạn tính do niêm mạc ruột bị tổn thương gây chảy máu kéo dài. Do đó, trẻ em bị nhiễm giun thường chán ăn, chậm lớn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu,...Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển, sức đề kháng kém nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Cần tẩy giun cho trẻ 1 tuổi vì nguy cơ chán ăn, chậm lớn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu, chậm phát triển, đề kháng kém khi trẻ nhiễm giun sán.
Ngoài ra, trẻ em còn có nguy cơ mắc các biến chứng khác như giun chui trong ống mật, tắc ruột. Ở các bé gái, khi giun kim cái chui ra từ hậu môn để đẻ trứng có thể bò vào bộ phận sinh dục, gây ra nhiễm trùng.
3. Dấu hiệu cần tẩy giun cho trẻ 1 tuổi
Các dấu hiệu cần tẩy giun cho trẻ 1 tuổi có thể thay đổi tùy vào loại giun và số lượng giun sán trong cơ thể. Cha mẹ có thể nghi ngờ con mình mắc giun sán khi có những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Trẻ đau bụng, thường xuyên quấy khóc
- Da trẻ nhợt nhạt xanh xao
- Trẻ thường đưa tay gãi hậu môn
- Nôn ngay cả khi đói và no
- Thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy
- Khó ngủ và khó ngủ sâu giấc
- Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, sụt cân, khó tăng cân
- Phân có lẫn máu, ký sinh trùng
- Trẻ quấy khó khăn khi đi tiểu, quấy khóc, tiểu rắt liên tục trong ngày
- Nhiễm trùng đường tiểu (thường gặp ở các bé gái).
- Da trẻ nổi ban đỏ hoặc ngứa ngáy, trị mãi không dứt điểm.
Dù là triệu chứng thường gặp ở những trẻ nhiễm giun sán, nhưng để chắc chắn con mình mắc bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để làm các xét nghiệm liên quan, khẳng định tình trạng nhiễm giun sán và có phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Tẩy giun cho trẻ 1 tuổi bao lâu một lần?
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để dự phòng và tẩy giun cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ nên sử dụng một liều duy nhất albendazole 200mg. Tần suất 1 lần/năm ở những nơi có tỷ lệ mắc bệnh truyền qua đất trên 20% và 2 lần/năm ở nơi có nguy cơ mắc giun sán cao (50%).
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tẩy giun cho trẻ 1 tuổi định kỳ hàng năm.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun ở 1 tuổi?
Dù đã tẩy giun cho trẻ 1 tuổi, bố mẹ cần ngăn ngừa tái nhiễm giun sán cho trẻ. Sau đây là những điều có thể thực hiện để ngăn ngừa nhiễm giun cho trẻ:
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước và xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ngoài trời hoặc với vật nuôi.
- Cho trẻ ăn thức ăn đã được nấu chín để tiêu diệt giun sán tiềm ẩn.
- Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi cho trẻ ăn để loại bỏ bất kỳ trứng giun tiềm ẩn nào.
- Cho trẻ uống nước đã được đun sôi, tránh cho trẻ tiếp xúc nguồn nước ô nhiễm.
- Tẩy giun định kỳ: Tùy thuộc vào nơi sống và độ tuổi của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc tẩy giun 1 - 2 lần/năm để tránh nhiễm ký sinh trùng.
- Giữ không gian sống của trẻ sạch sẽ: Đảm bảo nhà cửa, những nơi trẻ hay bò và đồ vật trẻ hay chơi được lau chùi thường xuyên, những vị trí bám bụi thường có sự xuất hiện của trứng và ấu trùng giun sán.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin về tẩy giun cho trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên thông tin này chỉ mang tính tham khảo, không có tác dụng thay thế khám chữa bệnh.
Ngoài tẩy giun định kỳ, cha mẹ cần ngừa nhiễm giun bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm giun cho trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm giun sán, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, bạn có thể yên tâm lựa chọn dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Cùng với đó, MEDLATEC cũng luôn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ quy trình thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác.
Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch nhanh nhất hoặc đặt lịch trực tiếp trên điện thoại qua ứng dụng My Medlatec.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!