Các tin tức tại MEDlatec

Cúm mùa: Gia tăng bệnh nhân diễn biến nặng, chuyên gia khuyến cáo người dân cần cảnh giác với căn bệnh hay bị xem nhẹ

Ngày 07/02/2025
Tham vấn y khoa: TS. Ngô Chí Cương
Những ngày qua, nhiều bệnh nhân cúm vào viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp nặng phải thở oxy, thở máy hỗ trợ, trường hợp nguy kịch phải đặt ECMO - tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể. Cùng chuyên gia MEDLATEC tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh người dân thường hay xem nhẹ này.

Cảnh báo cúm mùa diễn biến phức tạp  

Sáng 3/2 vừa qua, truyền thông châu Á rầm rộ trước thông tin nữ diễn viên nổi tiếng Từ Hy Viên (người Đài Loan, Trung Quốc) đột ngột qua đời tại Nhật Bản vì cúm mùa dẫn đến viêm phổi trong chuyến du lịch cùng gia đình.

Theo dữ liệu công bố ngày 31/1 của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến ngày 26/1 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. 

Tại Việt Nam, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm nặng. Có những trường hợp sốc nhiễm khuẩn, tổn thương phổi nặng, phải thở máy và đặt ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Các bệnh nhân diễn biến nặng đều ghi nhận có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, người già, các cơ địa suy giảm miễn dịch, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Bệnh nhân mắc cúm nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Nguồn: Internet) 

Những diễn biến trên là hồi chuông cảnh tỉnh người dân về sự nguy hiểm của cúm mùa, qua đó cần trang bị những hiểu biết về bệnh cũng như phương pháp phòng tránh hiệu quả.

Cúm mùa không đơn thuần là bệnh “cảm vặt” 

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do Influenza virus gây ra. Tại Việt Nam, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng có xu hướng tập trung vào mùa đông, xuân.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cúm mùa là nguyên nhân của 9,3 triệu - 41 triệu ca bệnh, 100.000 - 710.000 ca nhập viện và 4.900 - 51.000 ca tử vong hàng năm từ năm 2010 đến 2023. 

Virus cúm có 4 chủng chính: A, B, C và D. Cúm A và B thường gặp ở người, trong khi cúm C gây bệnh nhẹ và thường không có triệu chứng. Cúm D ảnh hưởng chủ yếu đến gia súc và không gây bệnh ở người. Hiện nay, tại nước ta chủng cúm A đang lưu hành phổ biến. 

Các triệu chứng phổ biến của cúm bao gồm đau đầu, sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi... Các triệu chứng không đặc hiệu có thể khiến người dân nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. 

Triệu chứng cúm thường gây nhầm lẫn với cảm lạnh (Nguồn: Internet) 

TS.BS Ngô Chí Cương - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC; Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm, Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết: “Nhiều người dân nghĩ cúm mùa là bệnh cảm vặt thông thường nên có tâm lý xem nhẹ. Thông thường, ở thể nhẹ, cúm mùa có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng gây ra viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, suy đa tạng, hoặc nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu, bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, phụ nữ mang thai”. 

Bác sĩ lưu ý thêm: “Cúm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những người có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi. Các trường hợp đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh”. 

Triệu chứng cảnh báo cúm diễn biến nguy hiểm cần nhập viện 

Chuyên gia khuyến cáo, phát hiện và điều trị cúm sớm vô cùng quan trọng. Khi cúm diễn biến nặng, xử trí chậm trễ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề nhất dẫn đến tử vong. Người dân cần lập tức nhập viện ngay khi xuất hiện các biểu hiện sau: 

  • Khó thở, thở nhanh. 
  • Tím tái môi, đầu ngón tay đổi màu. 
  • Lơ mơ, mất tỉnh táo. 
  • Hạ thân nhiệt bất thường (dưới 36⁰C). 
  • Không ăn uống được, nôn nhiều, mất nước (khô môi, mắt trũng). 

Những dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của viêm phổi nặng, suy hô hấp, hoặc suy đa tạng. Đây là những biến chứng có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Người dân tuyệt đối không trì hoãn di chuyển đến cơ sở y tế khi xuất hiện các dấu hiệu nặng của cúm mùa. Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng tiếp nhận xử trí thăm khám, điều trị, cấp cứu 24/24h phục vụ người dân. 

Bên cạnh đó, tại hệ thống Bệnh viện/ Phòng khám trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, người dân có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cúm cùng các bệnh lý hô hấp khác. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT, MRI có thể được bác sĩ chỉ định nhằm kiểm tra chức năng phổi và các cơ quan khác để kiểm soát, phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

MEDLATEC sở hữu hệ thống trang thiết bị công nghệ cao hỗ trợ người dân chẩn đoán, theo dõi biến chứng cúm nhanh chóng, hiệu quả 

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhanh chóng, tiện lợi, MEDLATEC phục vụ người dân lấy mẫu xét nghiệm cúm tại nhà trên toàn quốc. 

Liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám, xét nghiệm, hoặc được MEDLATEC hỗ trợ kịp thời nhất các vấn đề sức khỏe. 

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CÚM MÙA HIỆU QUẢ 

1/ Tiêm vaccine cúm hàng năm. 

2/ Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi khuẩn và virus. 

3/ Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, tập trung đông người. 

4/ Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cúm, hoặc nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt khi họ có triệu chứng như ho, chảy dịch mũi. 

5/ Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ nơi công cộng. 

6/ Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh stress có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cúm

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.