Các tin tức tại MEDlatec
Cùng bạn tìm hiểu một số thông tin về xét nghiệm Anti Hbs
- 03/03/2021 | Xét nghiệm viêm gan B: khi nào nên làm và cách đọc kết quả
- 19/01/2021 | Các xét nghiệm viêm gan B thường dùng nhất hiện nay
- 15/12/2021 | Tư vấn: Xét nghiệm viêm gan B được chỉ định khi nào?
- 19/01/2021 | Băn khoăn: xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
- 19/02/2021 | Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến nhất hiện nay
1. Một số thông tin về bệnh viêm gan B
Viêm gan B do virus HBV gây ra. Bệnh viêm gan B có thể lây truyền theo những con đường sau: Truyền từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục, truyền qua đường máu,…
Sau khi thâm nhập vào cơ thể người, virus này có thể ủ bệnh khá lâu, có thể trong vòng 3 đến 6 tháng. Khi virus hoạt động, sẽ gây ra tình trạng viêm gan B cấp tính. Nếu như bệnh nhân không thể tự miễn dịch với virus, viêm gan B sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và người bệnh phải chung sống với căn bệnh này suốt đời.
Rất khó để có thể nhận biết viêm gan B ở giai đoạn đầu vì những triệu chứng của bệnh gần như rất mơ hồ khiến người bệnh rất dễ chủ quan và thờ ơ. Đến khi bệnh đã tiến triển được một thời gian thì những biểu hiện của bệnh mới trở nên rõ ràng hơn. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm gan B:
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, nhiều trường hợp còn bị suy nhược cơ thể.
- Bệnh nhân chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, sợ những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ,…
- Bệnh nhân có biểu hiện vàng mắt, vàng da và nước tiểu cũng có màu đậm hơn bình thường, phân có biểu hiện bạc màu.
- Thường xuyên đau tại vùng gan, chính là phía trên bên phải của bụng.
- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và thường sốt về chiều.
Nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như trên, bạn nên đi khám để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm. Việc ngại khám có thể khiến bệnh có thêm thời gian để tiến triển nặng hơn, do đó cơ hội điều trị hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều.
Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh viêm gan B:
- Suy giảm chức năng gan: Virus viêm gan B có thể phá hủy tế bào gan, gây tổn thương gan. Từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan. Quá trình lọc máu, thải độc, chuyển hóa chất hay tổng hợp chất đều không còn hoạt động hiệu quả như trước nữa.
- Gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ: Những tác động của virus cũng gây ra quá trình phân giải Triglyceride ở gan bị suy giảm. Do đó, chất béo trong cơ thể không được chuyển hóa mà có xu hướng tích tụ lại. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Biến chứng xơ gan: Đối với những trường hợp viêm gan B không được điều trị hiệu quả sẽ có thể nguy cơ biến chứng thành xơ gan trong khoảng 20 năm, thậm chí nhiều trường hợp còn có thể gặp biến chứng sớm hơn.
- Biến chứng ung thư gan: Khi xâm nhập vào gan, trong quá trình diễn biến từ viêm gan đến xơ gan, virus viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những tế bào gan ác tính. Do vậy, những trường hợp bị xơ gan do viêm gan B cũng rất dễ biến chứng thành ung thư gan.
2. Xét nghiệm Anti-Hbs là gì và có ý nghĩa như thế nào?
Hiện nay, vắc xin phòng viêm gan B được cho là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Đây là phương pháp đã giúp giảm thiểu rõ rệt số ca mắc viêm gan B trên thế giới.
Xét nghiệm Anti-Hbs được thực hiện với mục đích đánh giá về khả năng miễn dịch của cơ thể với virus viêm gan B. Đối với những trường hợp đã được tiêm phòng hoặc đã từng mắc bệnh và khỏi thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể viêm gan B để chống lại virus. Do đó kết quả Xét nghiệm Anti-Hbs sẽ là dương tính. Nếu kháng thể viêm gan B mạnh thì bạn có thể phòng tránh bệnh hiệu quả. Ngược lại, đối với những trường hợp kháng thể yếu, khả năng mắc bệnh viêm gan B rất cao.
- Với những trường hợp định lượng Anti HBs từ 0 đến 10 UI/ml: Khả năng phòng bệnh của cơ thể là rất thấp. Chính vì thế, bạn cần tiêm phòng để kích thích cơ thể tạo ra những kháng thể mạnh hơn.
- Với những trường hợp định lượng Anti HBs từ 10 đến 100 UI/ml: Cơ thể có tồn tại kháng thể nhưng ở vẫn ở mức yếu. Chính vì thế, bạn cần tiêm mũi tăng cường để tăng cường kháng thể cho cơ thể.
- Với những trường hợp định lượng Anti-HBs lớn hơn 100 đến 1000 UI/ml: Cơ thể đã có đủ lượng kháng thể để phòng chống virus viêm gan B.
Việc tiêm phòng viêm gan B chính là điều kiện để tạo ra chỉ số Anti Hbs. Để có được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, bệnh nhân cần thực hiện tiêm 3 mũi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm là 1 tháng. Sau khi tiêm phòng, người bệnh cần chú ý thực hiện xét nghiệm Anti Hbs để nhận biết về khả năng bảo vệ của cơ thể trước virus viêm gan B.
Nếu bạn có nhu cầu thực hiện xét nghiệm Anti Hb và đang phân vân về một địa chỉ y tế đáng tin cậy thì Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý cho bạn. Ưu điểm của MEDLATEC là sự đầu tư quy mô về trang thiết bị khám và điều trị bệnh nên có thể đảm bảo kết quả chính xác và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Hơn nữa, bệnh viện còn phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất phù hợp với những khách hàng muốn thực hiện xét nghiệm nhưng không có thời gian đến khám trực tiếp tại bệnh viện. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ trả kết quả tận nơi cho bạn . Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về tình trạng sức khỏe và giải pháp điều trị phù hợp. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ hoặc nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!