Các tin tức tại MEDlatec
Dấu hiệu cao huyết áp dễ nhận biết và biến chứng của bệnh
- 12/12/2020 | Huyết áp cao là bao nhiêu và các biến chứng có thể gặp phải
- 12/12/2020 | Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người già hiệu quả
- 14/11/2020 | Dấu hiệu tăng huyết áp và cách ổn định chỉ số hiệu quả
1. Dấu hiệu cao huyết áp điển hình
Huyết áp là áp lực máu tạo lên thành động mạch do co bóp tim tạo ra để đảm bảo máu được vận chuyển tốt đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được gọi là tăng khi trung bình 2 lần đo liên tiếp cho kết quả trên 140/90mmHg.
cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm
Vì không có thói quen theo dõi, kiểm tra Huyết áp thường xuyên nên nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, biến chứng nặng và việc điều trị khó khăn.
Dấu hiệu huyết áp cao thường không rõ ràng. Nhiều người không biết mình bị cao huyết áp vì cơ thể không có biểu hiện khác thường. Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, mệt,...
2. Biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp
Cao huyết áp không được kiểm soát tốt hoặc kết hợp với bệnh lý, tình trạng sức khỏe khác có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như:
Đau tim là biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp
2.1. Đau tim, đột quỵ
Cao huyết áp là nguyên nhân gây xơ cứng, dày thành mạch, đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến những cơn đau thắt ngực do các bệnh lý liên quan tới mạch vành, đột quỵ hay biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.
2.2. Suy tim
Áp lực cao ở thành mạch khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu tốt hơn đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, lâu dần sẽ gây phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên, chức năng co bóp kém, máu sẽ khó được bơm đủ với nhu cầu của cơ thể. Lúc này, bệnh nhân bị suy tim và việc điều trị, phục hồi không hề dễ dàng.
2.3. Xơ vữa động mạch
Yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành vữa xơ động mạch, có thể có phình động mạch chủ, bóc tách nhưng hiếm gặp.
2.4. Xuất huyết võng mạc
Khi mạch máu ở võng mạc bị yếu và vỡ do huyết áp cao, tình trạng xuất huyết võng mạc này sẽ xảy ra.
2.5. Suy thận
Biến chứng suy thận xảy ra khi tăng huyết áp làm thu hẹp động mạch thận, máu nuôi thận yếu và gây suy giảm chức năng của cơ quan này.
2.6. Biến chứng não
Đây là biến chứng rất nguy hiểm của cao huyết áp, khi động mạch lưu thông máu đến não bị thu hẹp. Tình trạng này sẽ gây ra xuất huyết não, đột quỵ, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ,…
Cao huyết áp ảnh hưởng tới hoạt động của não
2.7. Hội chứng chuyển hóa
Cao huyết áp có liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa của cơ thể như: Giảm cholesterol tốt (HDL-C), tăng Triglycerides, tăng vòng eo, tăng Insulin,… nguy cơ cao đối với bệnh lý đột quỵ hoặc các biến chứng tim mạch kèm theo.
Việc nắm được dấu hiệu cao huyết áp, điều trị kịp thời sẽ tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
3. Đối tượng nguy cơ dễ bị cao huyết áp
Cao huyết áp có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, song những yếu tố sau đây sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh và gặp triệu chứng bệnh cao hơn:
3.1. Tiền sử gia đình
Cao huyết áp có tính chất di truyền, nếu trong gia đình bạn có người bị cao huyết áp thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
3.2. Độ tuổi
Cao huyết áp được xếp vào nhóm bệnh “lão hóa”, nghĩa là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi từ 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều người trẻ mắc bệnh nhưng chủ quan không thăm khám, điều trị gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe sau này.
3.3. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ gây tăng huyết áp mà những chất độc hại trong khói thuốc còn làm hẹp động mạch, phá hủy thành mạch máu và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra cả ở người hút thuốc lá trực tiếp lẫn hút thuốc lá thụ động.
3.4. Ít vận động
Những người ít vận động dễ bị béo phì, tích tụ cholesterol và mỡ thừa, hơn nữa cũng có xu hướng cao huyết áp hơn người bình thường. Điều này rất nguy hiểm, vấn đề sức khỏe có thể chưa xuất hiện ngay bây giờ nhưng khi bạn lớn tuổi, tình trạng bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và phức tạp.
Lười vận động làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp
3.5. Nạp quá nhiều muối
Nạp nhiều muối từ chế độ ăn - uống hàng ngày khiến cơ thể trữ nhiều nước hơn, gây cao huyết áp.
3.6. Căng thẳng, stress
Yếu tố tinh thần này là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời, nếu stress kéo dài, bạn không chỉ phải đối mặt với tình trạng cao huyết áp mà tiêu hóa, tim mạch cũng bị ảnh hưởng.
3.7. Chế độ ăn thiếu Kali
Nếu Natri trong muối làm tăng huyết áp thì Kali lại ngược lại, nó có khả năng cân bằng và giảm tác động của Natri dư thừa đến sức khỏe tim mạch.
3.8. Mắc bệnh mạn tính
Những người mắc bệnh thận, đái tháo đường, tim mạch,… dễ gặp phải vấn đề cao huyết áp và biến chứng bệnh cũng thường trầm trọng hơn.
3.9. Uống nhiều rượu bia
Nếu nạp vào cơ thể lượng cồn vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng, chúng sẽ gây cao huyết áp cũng những bệnh tim mạch liên quan. Vì thế dù bạn đã bị cao huyết áp hay chưa cũng cần kiểm soát lượng bia rượu tiêu thụ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Đo huyết áp thường xuyên là cách phát hiện cao huyết áp tốt nhất
Trên đây là những dấu hiệu huyết áp cao mà bệnh nhân có thể gặp phải. Điều nguy hiểm của căn bệnh này đó là triệu chứng bệnh không rõ ràng, khó nhận biết, nó phá hủy âm thầm mạch máu. Đến khi mạch máu bị nứt, vỡ hoặc chít hẹp, biến chứng bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế, theo dõi huyết áp thường xuyên và áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất để chúng ta phòng ngừa cao huyết áp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!