Các tin tức tại MEDlatec
Điều trị triệu chứng hen cấp tính với Salbutamol - những lưu ý quan trọng
- 15/03/2023 | Khi gặp cơn hen khó thở cần xử trí ra sao?
- 25/04/2023 | Biểu hiện của cơn hen tim như thế nào?
- 01/02/2024 | Cách nhận biết hen phế quản cấp tính và biện pháp xử trí
1. Thông tin khái quát về Salbutamol
Tên thuốc | Salbutamol (sử dụng trong hô hấp) |
Loại thuốc | Kích thích beta-2 giao cảm tác dụng ngắn |
Bào chế |
|
2. Công dụng của Salbutamol
Salbutamol là loại thuốc rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, thường chỉ trong vài phút sau khi sử dụng.
Thuốc hoạt động bằng cách gắn kết với các thụ thể beta-2 adrenergic, kích hoạt enzyme adenyl cyclase, dẫn đến tăng sản xuất cyclic adenosine monophosphate (cAMP) trong tế bào; cAMP hoạt hóa protein kinase A, làm giảm nồng độ calcium nội bào và ức chế quá trình phosphoryl hóa myosin, giúp thư giãn cơ trơn phế quản, mở rộng đường thở.
Đồng thời, cAMP cũng ức chế quá trình giải phóng các chất trung gian gây viêm từ các tế bào mast, giúp giảm phản ứng viêm trong đường thở.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Các trường hợp được chỉ định với Salbutamol gồm:
- Điều trị cấp tính: Cấp cứu hen suyễn nhờ mở rộng đường thở nhanh chóng.
- Điều trị duy trì: Giai đoạn duy trì điều trị bệnh hen và COPD, Salbutamol giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen.
- Thăm dò chức năng hô hấp: Sử dụng Salbutamol như một thuốc thử để đánh giá khả năng đáp ứng của đường thở với thuốc giãn phế quản.
Các trường hợp chống chỉ định với Salbutamol gồm:
- Bệnh nhân dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
- Người dị ứng với đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành (vì trong thuốc có chứa lecithin đậu nành, có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng).
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ( Salbutamol có thể kích thích co bóp tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này)
4. Liều dùng & cách dùng
Salbutamol có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như: uống, tiêm hoặc hít. Liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh trong từng trường hợp cụ thể.
Hít qua miệng:
- Điều trị cơn hen cấp:
- Khi cơn hen xuất hiện, hít ngay 1-2 liều thuốc xịt Salbutamol (100 hoặc 90 microgam/lần xịt) để làm giảm triệu chứng.
- Nếu triệu chứng không cải thiện, có thể lặp lại liều này sau vài phút, tuy nhiên không sử dụng quá 4 liều/ngày.
- Phòng ngừa cơn hen do vận động: Hít 2 liều Salbutamol dạng xịt (15 - 30 phút trước khi vận động).
Hít qua phun sương:
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 2,5 mg x 3 - 4 lần/ngày, hít trong khoảng 5 – 15 phút; Liều tối đa là 2,5 mg và không quá 4 lần trong ngày.
- Trẻ em 2 - 12 tuổi: 0,63 mg x 3 - 4 lần/ngày hoặc 1,25 mg x 3 - 4 lần/ngày; Liều tối đa là 1,25 mg và không quá 4 lần trong ngày.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên sử dụng dung dịch Salbutamol 0,5%. Mỗi liều dùng có thể chứa 0,63mg hoặc 1,25mg cho mỗi 3 ml.
Dạng uống:
- Người từ 18 tuổi trở lên: Uống 2 - 4 mg/lần x 3-4 lần/ngày; tối đa 8 mg/lần.
- Trẻ em từ 1 tháng – 18 tuổi: Tùy chỉnh theo cân nặng và tuổi tác.
Dạng tiêm:
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (không khuyến cáo sử dụng ở trẻ em): 500 microgam/ lần; Có thể tiêm lại sau mỗi 4 giờ nếu cần thiết.
- Tiêm tĩnh mạch chậm: Mỗi lần tiêm 250 microgam thuốc, pha loãng trong 5ml dung dịch (nồng độ 50 microgam/ml), tiêm chậm trong 5 phút. Có thể tiêm lại nếu cần.
Truyền tĩnh mạch:
- Người từ 18 tuổi trở lên: Truyền với tốc độ từ 3 - 20 microgam/phút; tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
- Trẻ em từ 1 tháng - 18 tuổi: Truyền với tốc độ từ 1 - 5 microgam/kg/phút; tuỳ chỉnh liều theo hiệu quả và nhịp tim của bệnh nhân.
5. Tác dụng phụ của Salbutamol
- Thường gặp: Rối loạn nhịp tim, run rẩy.
- Ít gặp: Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, khó ngủ.
- Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng (phù, nổi mày đay, khó thở), rối loạn điện giải (giảm kali máu) và co thắt phế quản.
6. Lưu ý khi dùng thuốc salbutamol
Tương tác thuốc
- Kết hợp Salbutamol với Atomoxetin khiến tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về tim mạch.
- Salbutamol có thể làm giảm lượng digoxin trong máu, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc này.
- Truyền Salbutamol cùng Methyldopa có thể gây tụt huyết áp cấp.
- Khi sử dụng Salbutamol kết hợp cùng các loại thuốc như: Acetazolamid, Corticosteroid, thuốc lợi tiểu quai, Thiazid, Theophylin, tác dụng giảm kali của từng loại thuốc sẽ cộng hưởng, làm tăng nguy cơ hạ kali huyết.
Khi sử dụng Salbutamol, tuyệt đối không được pha trộn thêm bất kỳ thành phần nào khác, làm thay đổi cấu trúc của thuốc, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách xử lý khi quá liều
Việc lạm dụng Salbutamol, tuỳ theo liều lượng và thể trạng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Nhẹ: Khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Vừa: Bồn chồn, run các đầu chi, tim đập nhanh.
- Nặng: Loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp, co giật, hạ kali huyết.
Khi xảy ra phản ứng quá liều, bệnh nhân cũng cần được đưa tới cơ sở Y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi quên liều
Ngay khi nhớ ra hãy uống liều Salbutamol đã quên. Khi thời điểm này đã gần đến giờ uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc như bình thường. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là không uống gấp đôi liều để bù lại.
Tóm lại, Salbutamol là phương thuốc hữu hiệu cho các bệnh nhân hen suyễn, giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó thở, khò khè và tức ngực. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Để kiểm soát bệnh hen hiệu quả và phòng tránh biến chứng, người bệnh nên thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Hệ thống Y tế MEDLATEC không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm mà còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được thăm khám, tư vấn và điều trị với những phác đồ an toàn, hiệu quả cao. Liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám ngay hôm nay!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!