Các tin tức tại MEDlatec
Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
- 12/05/2020 | Bé bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị mẹ nên nắm rõ
- 06/04/2020 | Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus có đáng lo ngại hay không?
- 18/04/2020 | Bị tiêu chảy thì nên có chế độ ăn như thế nào?
1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ được hiểu như thế nào?
Bệnh tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi, trung bình các con sẽ bị tiêu chảy khoảng 1 đến 3 lần trong một năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm thế giới ghi nhận hàng tỷ trường hợp trẻ mắc tiêu chảy và hàng triệu trẻ trong số này đã tử vong. Trong đó, phần lớn số trẻ bị bệnh và tử vong thường sống tại các quốc gia đang phát triển.
Nhiều trẻ đi ngoài ngay sau bữa ăn, nhưng cũng có trường hợp 2 ngày thậm chí gần 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Thông thường, các bé dưới 2 tuổi thường đi ngoài dưới dạng phân mềm và đóng khuôn.
Số lần đi ngoài của mỗi trẻ có thể không giống nhau vì thế, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề này. Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn 3 lần trong một ngày.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể phân ra 3 loại, đó là tiêu chảy cấp, bệnh tiêu chảy kéo dài (tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày) và tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiêu chảy?
Trẻ có thể mắc bệnh tiêu chảy ở bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời tiết nóng khiến các loại vi khuẩn sinh sôi, phát sẽ triển khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, trời lạnh cũng sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển, đặc biệt là Rotavirus, từ đó dễ dàng tạo nên dịch tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số yếu tố khác khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy:
Không đảm bảo vệ sinh khi cho trẻ bú bình
Không đảm bảo vệ sinh khi cho trẻ ăn bổ sung. Chẳng hạn như thức ăn nấu chính nhưng để quá lâu ở nhiệt độ phòng, hay thực phẩm mẹ lựa chọn cho con không đảm bảo an toàn,…
Nguồn nước không đảm bảo: Trẻ uống phải nước không sạch, chưa đun sôi, nước đun sôi nhưng để quá lâu, hay nguồn nước bị nhiễm bẩn,… cũng sẽ dễ bị tiêu chảy.
Dụng cụ nấu nướng hoặc tay mẹ không đảm bảo sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho bé. Thậm chí một số phụ huynh còn không rửa tay sau khi đi vệ sinh mà đã vội vàng nấu thức ăn hoặc cho trẻ ăn. Đây là những thói quen khiến thức ăn của bé dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới tiêu chảy.
Mẹ chưa xử lý chất thải của con đúng cách: Nhiều mẹ chủ quan nghĩ rằng phân trẻ con sạch, không bẩn như phân người lớn nên xử lý chưa đúng cách, gây nguy cơ nhiễm bệnh cho con.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà.
3. Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh mỗi khi thấy con mình mắc dấu hiệu tiêu chảy. Tuy nhiên, đây là thói quen cần phải điều chỉnh. Bố mẹ vì quá lo lắng nên đã vội vã muốn mua thuốc cho con, nhưng chúng ta cần biết rằng, việc dùng thuốc dễ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Các chuyên gia giải thích rằng, khi trẻ bị tiêu chảy do virus hoặc nhiễm khuẩn, trẻ cần được loại trừ các loại virus này và thải các độc tố gây bệnh. Các loại thuốc cầm tiêu chảy tuy rằng có thể làm giảm số lần đi ngoài nhưng có thể khiến những chất độc, khuẩn bệnh ứ trong ruột trẻ, gây viêm tắc ruột, những trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Vì những lý do trên, các bậc cha mẹ không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé khi bé mới bị bệnh, đặc biệt là những trường hợp trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus gây ra.
3.1. Bù nước và điện giải cho trẻ
Trước hết, cha mẹ có thể điều trị mất nước, mất điện giải cho trẻ bằng cách sử dụng oresol. Nên nhớ rằng, đây là loại thuốc để giúp trẻ điều trị tình trạng mất nước do bệnh gây ra chứ không phải là loại thuốc để chữa bệnh tiêu chảy.
Để oresol phát huy tác dụng, cha mẹ cần phải biết cách sử dụng đúng cách:
-
Có nhiều loại oresol khác nhau và cần đo theo đúng chỉ dẫn in trên bao bì thuốc, tuyệt đối không được pha ít hơn lượng nước được chỉ định trong hướng dẫn.
-
Chuẩn bị dụng cụ đo để việc pha thuốc đảm bảo chính xác.
-
Rửa sạch tay khi pha thuốc cho trẻ.
-
Sử dụng nước sạch, đã được đun sôi.
-
Dung dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.
-
Những trẻ dưới 2 tuổi nên cho uống từng thìa nhỏ và mỗi thìa cách nhau 2 phút.
-
Trẻ lớn hơn có thể cho uống theo ngụm, hoặc có thể dùng nước cơm hoặc nước dừa để thay thế cho oresol.
3.2. Sử dụng thuốc
Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì, các chuyên gia giải thích:
Đối với thuốc kháng sinh: Mẹ cần biết rằng, tiêu chảy ở trẻ nhờ thường do virus gây ra, mà khách sinh lại không có tác dụng loại trừ virus nên không có tác dụng với trẻ bị bệnh tiêu chảy. Thậm chí còn có thể khiến bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh, men tiêu hóa: Cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng ngay khi trẻ bị bệnh vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Trên đây là những thông tin về bệnh tiêu chảy cũng cách xử trí khi trẻ bị bệnh tiêu chảy. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chuyên gia hàng đầu của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!