Các tin tức tại MEDlatec

Hành tá tràng: Những dấu hiệu bất thường cần biết để chẩn đoán bệnh sớm

Ngày 10/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BSNT Lưu Tuấn Thành
Hành tá tràng đóng vai trò trung gian giữa dạ dày và ruột non. Khi có sự xuất hiện của các vấn đề như viêm, loét hay các bệnh lý khác ở hành tá tràng, chúng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Hành tá tràng là gì và vai trò của hành tá tràng

Hành tá tràng là đoạn đầu tiên của tá tràng, thuộc phần ruột non của cơ thể. Tá tràng được chia thành 4 phần, và hành tá tràng chính là phần gần dạ dày nhất, tiếp nhận thức ăn từ dạ dày qua cơ thắt môn vị môn. Khi thức ăn được đưa vào hành tá tràng, nó sẽ tiếp tục được phân hủy nhờ vào các enzyme tiêu hóa và dịch mật từ gan, túi mật và tụy.

Về cấu trúc, hành tá tràng dài khoảng 5-7 cm và nằm dưới gan, phía trước thận phải. Đây là vị trí quan trọng trong quá trình tiêu hóa vì nơi này giúp sức chủ yếu trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các chức năng chính của hành tá tràng bao gồm: tiếp nhận thức ăn từ dạ dày, trung hòa axit dạ dày, hấp thụ và phân giải chất dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Hành tá tràng đóng vai trò trung gian giữa dạ dày và ruột non

2. Các bệnh lý phổ biến ở hành tá tràng

Hành tá tràng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe, trong đó phổ biến nhất là viêm hành tá tràng, loét hành tá tràng, và các rối loạn khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Một số bệnh lý đáng chú ý gồm:

  •  Loét hành tá tràng: Đây là tình trạng lớp niêm mạc của hành tá tràng bị tổn thương, có thể gây đau bụng, buồn nôn và khó tiêu. Loét loét hành tá tràng có thể xảy ra do vi khuẩn HP hoặc do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian dài.
  • Viêm hành tá tràng: Viêm hành tá tràng là tình trạng viêm nhiễm gây ra đau bụng, khó tiêu, cảm giác đầy hơi. Nguyên nhân chính của viêm hành tá tràng thường liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc sử dụng thuốc kéo dài.
  • Ung thư hành tá tràng: Mặc dù không phổ biến, ung thư hành tá tràng là một dạng ung thư có thể phát triển từ các tế bào niêm mạc của hành tá tràng. Triệu chứng của ung thư hành tá tràng thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác.

Viêm, loét hành tá tràng là những bệnh thường gặp của hành tá tràng

3. Triệu chứng của bệnh lý hành tá tràng

Các bệnh lý ở hành tá tràng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng chung mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau bụng: Thường gặp nhất khi có vấn đề ở hành tá tràng. Vùng trên rốn là khu vực xuất hiện cơn đau thường xuyên và có thể kéo dài hoặc tái phát.
  • Buồn nôn và nôn: Khi đói hoặc sau khi ăn, người có bệnh lý tại hành tá tràng có thể gặp cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
  • Khó tiêu và đầy hơi: Cảm giác đầy bụng, chướng bụng, và khó tiêu sau khi ăn là triệu chứng điển hình của viêm loét hoặc rối loạn ở hành tá tràng.
  • Chảy máu tiêu hóa: Nếu bệnh lý ở hành tá tràng tiến triển nghiêm trọng, có thể xuất hiện dấu hiệu chảy máu tiêu hóa, như đi ngoài phân đen, nôn ra máu.
  • Sụt cân và mệt mỏi: Những bệnh lý nghiêm trọng như ung thư hành tá tràng có thể dẫn đến sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và giảm sức đề kháng.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý hành tá tràng

4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hành tá tràng

Để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến hành tá tràng, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp như:

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra tình trạng của hành tá tràng và các bộ phận khác của hệ tiêu hóa. Hiện nay có công nghệ nội soi hiện đại NBI phóng đại tổn thương, dễ dàng quan sát niêm mạc của hành tá tràng và các tổn thương có thể có.
  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng, thiếu máu hoặc các vấn đề khác liên quan đến tình trạng viêm hoặc loét của hành tá tràng.
  • Xét nghiệm hơi thở: Vi khuẩn HP – một tác nhân chính gây viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Có thể phát hiện HP qua phương pháp đơn giản hơn như xét nghiệm hơi thở.

Nội soi là phương pháp hiệu quả để kiểm tra tình trạng tá tràng

4.2. Phương pháp điều trị bệnh lý hành tá tràng

Các phương pháp điều trị bệnh lý hành tá tràng phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Nếu bệnh do vi khuẩn HP gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này.
  • Thuốc giảm axit: Các thuốc ức chế proton như PPI (Inhibitor proton pump) hoặc thuốc kháng histamine giúp giảm tiết axit dạ dày, từ đó giảm triệu chứng đau và giúp vết loét lành nhanh chóng.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Các thuốc như sucralfate giúp bảo vệ lớp niêm mạc của hành tá tràng, hỗ trợ làm lành các vết loét.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp nặng, chẳng hạn như tá tràng không đáp ứng điều trị hoặc ung thư hành tá tràng, phẫu thuật có thể là cần thiết để loại bỏ phần niêm mạc bị tổn thương. 
  • Điều trị hỗ trợ: Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, tránh thực phẩm có tính axit, thực phẩm cay nóng hoặc chứa caffeine, đồng thời giảm căng thẳng để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi các bệnh lý ở hành tá tràng, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả như: Ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng, khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ hành tá tràng khỏe mạnh. 

Nếu có các triệu chứng bệnh liên quan đến hành tá tràng, bạn có thể thăm khám và điều trị tại MEDLATEC. Với hệ thống 1 bệnh viện và 12 phòng khám đa khoa, MEDLATEC nội soi hành tá tràng bằng công nghệ cao, được chuyên gia, bác sĩ trực tiếp thực hiện và lên phác đồ điều trị hiệu quả. 

Nếu cần tư vấn cụ thể và đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp 24/7.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.