Các tin tức tại MEDlatec
Hé lộ điều ít người biết về bệnh Alzheimer
- 02/05/2020 | Giải đáp thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- 18/01/2020 | Xét nghiệm dịch não tủy giúp chẩn đoán các bệnh lý hệ thần kinh
- 23/05/2020 | Liệt dây thần kinh số VII nguy hiểm như thế nào?
1. Nguyên nhân và triệu chứng của người bị Alzheimer là gì ?
Bệnh Alzheimer là một loại bệnh sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân chính là do rối loạn tế bào não khiến những tế bào này bị thoái hoá và mất đi gây ra các biến chứng như trí nhớ kém, kỹ năng tư duy suy giảm liên tục, hành vi xã hội bị hạn chế và gián đoạn. Theo thống kê, hầu hết những người mắc phải thường xuất hiện các triệu chứng lần đầu tiên vào giữa những năm 60 tuổi.
Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người lớn tuổi
Nguyên nhân
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, các vấn đề về protein của não trở nên bất thường, làm gián đoạn các hoạt động của tế bào thần kinh (tế bào não). Các tế bào này bị tổn thương dẫn đến tình trạng mất liên kết với nhau và dần dần chết đi.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nào, nhưng họ đã đưa ra một số yếu tố nguy cơ, gồm:
-
Tuổi: hầu hết những người phát triển bệnh ở độ tuổi từ 65.
-
Lịch sử gia đình và di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc Alzheimer thì bạn có khả năng cao sẽ bị bệnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền là điều quan trọng trong quá trình phát triển hội chứng này.
-
Những người mắc hội chứng Down, người có vấn đề về tim mạch, đái tháo đường,...
-
Người có tiền sử bị chấn thương não, va đập mạnh ở vùng đầu.
-
Môi trường và lối sống: Những người có lối sống không khoa học như uống rượu bia, hút thuốc, thức khuya, lười vận động.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các hoạt động xã hội, rèn luyện thể chất và tinh thần một cách tích cực có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng
Người bệnh có thể gặp các triệu chứng và biểu hiện như sau:
-
Các vấn đề về trí nhớ là những dấu hiệu đầu tiên. Mất trí nhớ làm gián đoạn các hoạt động thường ngày, như lạc đường, hỏi người khác nhiều câu hỏi lặp lại, hay quên các vật dụng, đồ đạc trong nhà.
-
Gặp rắc rối trong nhiều vấn đề quen thuộc như tính tiền, thanh toán hóa đơn, sử dụng các vật dụng, máy móc,...
-
Lời nói và chữ viết đôi khi không trùng khớp với nhau.
-
Trở nên rối loạn nhận biết về thời gian và không gian.
-
Thích ở một mình, tự kỷ, không tham gia vào các hoạt động hội nhóm, nơi đông người.
-
Hầu như hành vi, tâm trạng và tính cách, cảm xúc hoàn toàn thay đổi. Vui buồn thất thường, hay nổi cáu.
Bệnh gây mất trí nhớ theo thời gian
2. Các biến chứng khi bị bệnh alzheimer
Biến chứng lớn nhất của bệnh Alzheimer là gây mất trí nhớ, ngôn ngữ, làm thay đổi nhận thức, làm suy giảm khả năng phán đoán, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát các chức năng của cơ thể, gây khó khăn đến việc chữa trị. Người mắc bệnh có thể không làm những điều sau:
-
Thông báo các biến đổi trong cơ thể như đau răng, chảy máu,...
-
Thực hiện điều trị theo kế hoạch của bác sĩ, thông báo các triệu chứng hoặc các tác dụng phụ của thuốc.
Thể chất, khả năng cân bằng, kiểm soát các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của não khi bệnh Alzheimer tiến đến giai đoạn cuối. Những thay đổi này làm cho bệnh nhân dễ bị tổn thương và gặp những vấn đề về sức khỏe như:
-
Khi ăn uống rất dễ hít chất lỏng, thức ăn vào phổi gây sặc và ảnh hưởng xấu đến phổi, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, viêm phổi,...
-
Gây mất nước, suy dinh dưỡng. Vì chức năng kiểm soát cơ thể bị ảnh hưởng nên họ dễ bị ngã, gây chấn thương đến cơ thể, có thể gãy xương và nặng hơn nữa là tử vong.
3. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, có thể sử dụng các phương pháp sau:
-
Đầu tiên, hỏi bệnh nhân và người thân trong gia đình hoặc bạn bè về các vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống, các hoạt động thường ngày, những thay đổi trong hành vi, tính cách, cảm xúc của bệnh nhân.
-
Tiến hành kiểm tra trí nhớ bằng cách đặt các câu hỏi như: Hôm nay là thứ mấy? Gia đình bạn gồm mấy người? Bạn bao nhiêu tuổi?,...
-
Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, máu để phát hiện các nguyên nhân khác.
-
Thực hiện quét não chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) để loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng.
Những bài kiểm tra này có thể lặp lại nhiều lần để cung cấp cho bác sĩ thông tin về trí nhớ và chức năng nhận thức khác của bệnh nhân đang thay đổi như thế nào. Bằng cách kết hợp chẩn đoán lâm sàng với kiểm tra mô não trong khám nghiệm tử thi mới có thể chẩn đoán chắc chắn bệnh Alzheimer.
4. Phòng ngừa và điều trị
Phòng ngừa:
Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:
-
Ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học như thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (ăn nhiều rau củ, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa),... hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, uống nhiều bia rượu, lười vận động, hút thuốc lá,...
-
Tham gia nhiều hoạt động xã hội, chơi các trò chơi trí tuệ để vận động trí não, giao tiếp nhiều với đám đông.
-
Kiểm tra định kỳ huyết áp, đường huyết và cholesterol.
Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng
Điều trị:
Bệnh Alzheimer rất phức tạp và khó có thể điều trị bằng một loại thuốc hay một phương pháp điều trị nào. Cách điều trị hiện tại là sử dụng các biện pháp giúp người bệnh duy trì các chức năng thần kinh, hành vi, tinh thần, cảm xúc và làm chậm sự phát triển của một số triệu chứng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số loại thuốc có thể giúp người điều trị có tiến triển tốt. Các loại thuốc thường được sử dụng đó là galantamine, donepezil và rivastigmine được chứng tỏ rất hữu ích trong việc cải thiện trí nhớ.
Sự chăm sóc từ gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh Alzheimer. Tạo môi trường sống lành mạnh, vui vẻ, tạo cảm giác an toàn, luôn hỗ trợ những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt lưu ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống :
-
Chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E, B9,... Nên hạn chế các đồ uống có cồn, không hút thuốc, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,...
-
Tích cực tham gia các hoạt động thể thao, các hoạt động xã hội, đọc sách, luyện trí nhớ,…
Người bệnh cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt
Hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh Alzheimer đang ngày càng gia tăng, để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ những người trong gia đình, chúng ta cần có một lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe thể chất và trí não, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,... Khi có các triệu chứng bất thường liên quan đến trí não, hành vi hay cảm xúc, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!