Các tin tức tại MEDlatec
Hen phế quản là bệnh gì, có triệu chứng như thế nào?
- 17/12/2022 | Hen phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?
- 01/11/2023 | Bệnh hen phế quản - Những thông tin cần biết!
- 01/02/2024 | Cách nhận biết hen phế quản cấp tính và biện pháp xử trí
- 18/10/2024 | Hen phế quản là bệnh gì? Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa
- 31/10/2024 | Hen phế quản và cách điều trị, phòng ngừa, giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe
1. Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản là bệnh được hình thành do sự kích ứng và viêm nhiễm ở các đường phế quản khiến không khí lưu thông kém và sinh ra các triệu chứng khó chịu như: khó thở, khò khè, ngực nặng, ho kéo dài và tái đi tái lại, ho thường vào sáng sớm và buổi đêm.
Tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài môi trường sống có thể là nguyên nhân gây nên hen phế quản
2. Cơ chế phát triển bệnh hen phế quản
Muốn biết hen phế quản là bệnh gì, trước tiên cần hiểu về cơ chế sinh bệnh. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh lý này là sự tiếp xúc với dị ứng nguyên và chất kích ứng như bụi, phấn hoa, virus, vi khuẩn, khói thuốc, hoá chất,... Khi những tác nhân này tiếp xúc với đường phế quản sẽ gây kích ứng và viêm nhiễm làm cho đường phế quản bị co thắt, sưng phồng.
Yếu tố di truyền cũng góp phần hình thành hen phế quản. Vì thế, nếu gia đình có người đã mắc phải bệnh lý này thì bạn sẽ có nguy cơ cao đối với bệnh. Bên cạnh đó, điều kiện môi trường sống ô nhiễm, hóa chất độc hại,... cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
Cơ chế phát triển của bệnh có mối liên hệ mật thiết với sự phản ứng của cơ thể trước các chất kích ứng. Khi tiếp xúc với những tác nhân này, cơ thể tự động sản xuất ra hạt dị ứng và chất gây viêm. Đây chính là nguyên nhân của sự xuất hiện các triệu chứng khó thở, khò khè. Cũng chính những triệu chứng đó gây kích thích viêm nhiễm và tăng sản xuất hạt dị ứng. Cứ như vậy, một vòng tái diễn cứ thế lặp đi lặp lại và bệnh ngày càng tiến triển nghiêm trọng.
3. Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh hen phế quản
3.1. Triệu chứng bệnh hen phế quản là gì?
Tùy vào mức độ bệnh và cách cơ thể phản ứng trước chất kích ứng mà có thể gặp các triệu chứng như:
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh được chẩn đoán đúng và biết hen phế quản là bệnh gì
- Cơn ho khò khè kéo dài
Đây là một trong các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Người bệnh thường gặp cơn ho khò khè kéo dài vào buổi đêm hoặc khi tiếp xúc với khói thuốc, bụi, chất kích ứng,...
Sự xuất hiện của các cơn ho khò khè là kết quả của việc đường phế quản bị kích thích và viêm nhiễm gây sưng phồng, làm hạn chế lưu thông không khí và gây ra cảm giác khó chịu trong cổ họng. Lúc này, người bệnh thường khó có thể ngăn cơn ho của mình lại, có khi cơn ho kéo dài đến vài giờ, khiến người bệnh rất mệt mỏi.
- Khó thở
Người bị hen phế quản sẽ có cảm giác ngột ngạt, khó thở. Cảm giác này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tham gia các hoạt động vận động như: chạy bộ, leo cầu thang,... Tùy tình trạng của bệnh mà cơn mức độ khó thở có thể nặng hay nhẹ, các trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
- Đau ngực
Người bệnh hen phế quản rất dễ bị đau tức ngực với các mức độ khác nhau. Cơn đau này thường xuất phát từ việc ho nhiều, khó thở hoặc do phế quản bị co thắt. Đau tức ngực kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
- Mệt mỏi
Hen phế quản làm lưu lượng không khí vào phổi giảm nên cơ bắp không có đủ oxy để hấp thụ. Kết quả là người bệnh dễ bị mệt mỏi trong thời gian dài.
3.2. Phòng ngừa hen phế quản bằng cách nào?
- Hạn chế tiếp xúc chất gây kích ứng
Hen phế quản nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh rất dễ tái phát. Vì thế, người bệnh nên tránh tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc, các dị nguyên,... để tránh nguy cơ tái xuất hiện cơn hen phế quản.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày
Đảm bảo giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, môi trường sống sạch sẽ là yếu tố giúp người bệnh giảm thiểu được nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân bị hen phế quản khi đã có chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ cần thực hiện đúng chỉ dẫn. Điều này không chỉ giúp người bệnh kiểm soát bệnh hiệu quả mà còn tránh được các nguy cơ biến chứng đến sức khỏe.
- Duy trì lối sống lành mạnh
Tập luyện thể dục vừa sức một cách đều đặn, chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân đối là cách giúp người bệnh có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hen suyễn.
- Kiểm soát cân nặng
Duy trì sự ổn định cân nặng một cách lành mạnh là giải pháp phòng ngừa bệnh hô hấp và tim mạch trong đó có hen phế quản.
Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc giúp phòng ngừa tái phát hen phế quản
Việc điều trị bệnh hen phế quản chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát tốt nhất các triệu chứng của bệnh để giảm thiểu tác động đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Người mắc bệnh lý này cần tránh xa thuốc lá, hóa chất độc hại, môi trường nhiều khói bụi để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát.
Hiểu hen phế quản là bệnh gì, nhận biết được triệu chứng của bệnh để chữa trị sớm sẽ giúp người bệnh sớm kiểm soát được sự nguy hiểm của cơn hen. Được sống trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ cũng là yếu tố giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Khi có triệu chứng của hen phế quản, tốt nhất người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm tra, chẩn đoán đúng và được hướng dẫn điều trị tích cực.
Quý khách hàng có thắc mắc nào khác về bệnh hen phế quản hoặc cần đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!