Các tin tức tại MEDlatec
Hẹp phế quản - Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
- 15/12/2022 | Nguyên nhân hen phế quản là do đâu? Điều trị thế nào?
- 06/06/2023 | Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, những điều cha mẹ nên biết
- 25/07/2024 | Soi phế quản là gì? Quy trình nội soi phế quản chi tiết
1. Nguyên nhân và triệu chứng hẹp phế quản
Phế quản là hệ thống ống dẫn khí nằm bên dưới khí quản, ở ngang đoạn đốt sống ngực 4,5 sẽ phân chia thành nhiều nhánh đi sâu vào trong 2 lá phổi. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn không khí giàu oxy đi vào phổi đồng thời đưa khí CO2 ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh
Hẹp phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp hiếm gặp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, có thể kể đến là:
- Hẹp phế quản bẩm sinh.
- Niêm mạc phế quản bị viêm sẽ có hiện tượng sưng tấy dẫn đến thu hẹp đường thở.
- Sự hình thành khối u ở phế quản hoặc những vùng lân cận xâm lấn phế quản, có thể ác tính hay lành tính.
- Phế quản bị các tác nhân như vi khuẩn, trực khuẩn lao, nấm, virus,… tấn công hoặc các dị nguyên gồm bụi mịn, phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc lá,… xâm nhập.
- Chấn thương xảy ra ở vùng cổ, ngực.
- Biến chứng sau phẫu thuật ghép phổi.
- Các bệnh lý khác ở phế quản như hen suyễn, teo phế quản.
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nhất là không khí, chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Xạ trị ở những khu vực gần với phế quản.
Phế quản là hệ thống ống dẫn khí có sự phân chia nhánh đi sâu vào trong phổi
Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh hẹp phế quản không rõ ràng nên thường nhầm lẫn với những vấn đề khác về đường hô hấp. Điều này khiến việc phát hiện bệnh hầu hết đều ở giai đoạn muộn gây chậm trễ quá trình điều trị. Một số biểu hiện thường gặp khi ống phế quản bị hẹp là:
- Ho khan hoặc ho có đờm, tình trạng kéo dài dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Da và niêm mạc mũi, miệng có biểu hiện xanh tím.
- Thở khò khè, thở rít kể cả khi hít vào hay thở ra.
- Người bệnh thường xuyên có hiện tượng đau, tức ngực, khó thở, dễ bị hụt hơi, nhất là lúc vận động mạnh hoặc nói chuyện quá lâu.
- Viêm đường hô hấp, viêm phổi tái phát nhiều lần.
Biến chứng
Hẹp phế quản nếu kéo dài và không có biện pháp can thiệp điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xẹp phổi ở bên phía phế quản bị hẹp.
- Phế quản thu hẹp tạo điều kiện cho các tác nhân gây nhiễm trùng phát triển.
- Suy hô hấp dẫn đến đe dọa tính mạng.
- Các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc, người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung,..
Triệu chứng của hẹp khí quản dai dẳng gây ảnh hưởng cuộc sống người bệnh
2. Chẩn đoán và điều trị hẹp phế quản
Ngay khi có những triệu chứng về nghi ngờ hẹp phế quản, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng và lên phương án điều trị thích hợp.
Chẩn đoán
Thông qua những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kiểm tra chuyên sâu để đưa ra kết luận chính xác nhất. Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh phổ biến là:
- Chụp X - quang phần cổ - ngực giúp phát hiện phần ống phế quản bị hẹp đồng thời xã định được tình trạng xẹp phổi khi biến chứng xảy ra.
- Nội soi ống mềm phế quản là công cụ chuẩn đoán với độ chính xác cao giúp đánh giá được những bất thường bên trong đường dẫn khí bao gồm cả ống phế quản chính và các nhánh nhỏ.
- Chụp cắt lớp vi tính giúp cung cấp hình ảnh chi tiết, rõ nét với độ phân giải cao nhờ đó có thể xác định được vị trí, mức độ phế quản bị hẹp, thường được áp dụng để chẩn đoán và hỗ trợ xây dựng phương án điều trị hẹp phế quản.
Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định những kiểm tra cận lâm sàng khác để tăng hiệu quả chẩn đoán. Người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả không bị sai lệch.
Nội soi là phương pháp giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý tại phế quản
Điều trị
Tùy thể trạng, nguyên nhân, mức độ và vị trí phế quản bị hẹp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị phổ biến là:
- Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản và các loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Cắt bỏ đoạn phế quản bị hẹp.
- Đặt máy thở trong trường hợp bệnh nhân biến chứng suy hô hấp.
Để hạn chế tình trạng hẹp phế quản cũng như các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bạn có thể áp dụng những biện pháp bảo vệ sức khỏe hàng ngày như giữa ấm phần cổ, ngực khi thời tiết thay đổi, trở lạnh, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng hoặc người mắc bệnh đường hô hấp,…
Bên cạnh đó, để tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ bị tác nhân gây bệnh tấn công, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất đồng thời bổ sung đủ nước cho cơ thể và tập thể dục đều đặn.
Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các biện pháp chữa bệnh theo dân gian, truyền miệng. Điều này đôi khi không giúp bệnh thuyên giảm mà ngược lại còn nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị bệnh hẹp phế quản hay những vấn đề sức khỏe khác, hãy đến ngay Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây bạn sẽ được các bác sĩ với tình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn biện pháp điều trị, chăm sóc thích hợp.
MEDLATEC còn chú trọng đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ các loại máy móc để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo độ chính xác, an toàn và nhanh chóng của các kết quả kiểm tra.
Khách hàng đến thăm khám sức khỏe tại MEDLATEC
Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi điện về tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên hỗ trợ tận tình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!