Các tin tức tại MEDlatec
Hồng cầu lắng là gì và chỉ định dùng khi nào?
- 13/04/2022 | Cách điều trị đa hồng cầu và phương pháp phòng ngừa
- 07/02/2022 | Khi nào cần truyền hồng cầu khối và lưu ý khi thực hiện
- 17/03/2022 | Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao?
1. Bác sĩ tư vấn: hồng cầu lắng là gì?
Hồng cầu là một thành phần quan trọng của máu, có chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan nuôi dưỡng và nhận lại CO2 thông qua protein hemoglobin. Hồng cầu lắng là chế phẩm máu được chế tạo bằng cách tách bỏ huyết tương từ máu toàn phần qua phương pháp quay ly tâm hoặc để lắng. Như vậy, hồng cầu lắng không qua quá trình xử lý máu nào, chỉ loại bỏ huyết tương nên nồng độ hồng cầu trong dịch này rất cao.
Hồng cầu lắng được truyền cho người bị mất máu
Nhiều người cho rằng hồng cầu lắng chỉ gồm các tế bào hồng cầu, tuy nhiên thực tế chế tạo chỉ loại bỏ huyết tương nên trong dịch này còn chứa cả bạch cầu và tiểu cầu. Thực tế, một thể tích máu toàn phần ban đầu chỉ lắng thu được khoảng 0.6 thể tích hồng cầu lắng. Trong đó, lượng hemoglobin tối thiểu trong chế phẩm máu này là 10g trong tổng mỗi 100ml máu toàn phần được điều chế.
Do chứa lượng lớn hemoglobin cùng các tế bào máu, hồng cầu lắng là chế phẩm máu được dùng phổ biến trong cấp cứu y khoa.
2. Chế tạo và bảo quản hồng cầu lắng như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, để chế tạo ra hồng cầu lắng, các nhà khoa học sử dụng nguồn máu toàn phần từ người hiến. Sau đó, qua phương pháp lọc ly tâm hoặc để lắng tự nhiên, phần huyết tương sẽ tách biệt ra khỏi phần hồng cầu lắng, được tách ra thu riêng.
Hồng cầu lắng chế tạo từ máu toàn phần tách huyết tương
Hồng cầu lắng sau khi được điều chế đúng quy trình sẽ được bảo quản trong môi trường thích hợp, yêu cầu về nhiệt độ là phải duy trì ổn định từ 2 - 6 độ C. Trong điều kiện bảo quản này, hạn sử dụng của hồng cầu lắng là không quá 21 - 35 ngày tùy theo dung dịch chống đông được sử dụng.
Hai dung dịch chống đông được dùng phổ biến để bảo quản hồng cầu lắng hiện nay là Citrate-Phosphate-Dextrose (bảo quản được hồng cầu lắng trong 21 ngày) và Citrate-Phosphate-Dextrose-Adenine (bảo quản được hồng cầu lắng trong 35 ngày).
Từ nguồn máu toàn phần được bào chế, hồng cầu lắng cũng được phân chia theo nhóm máu thuộc hệ ABO và Rhesus để truyền cho từng đối tượng, tránh trường hợp xung đột nhóm máu gây nguy hiểm. Quy trình sử dụng là lấy hồng cầu lắng đông lạnh được bảo quản, đem đi rã đông và truyền nhanh trong vòng 30 phút.
Tùy từng đối tượng bệnh nhân cần truyền hồng cầu lắng (theo độ tuổi, cân nặng, lượng máu trong cơ thể,...) mà đơn vị máu cần truyền là khác nhau. Thông thường, thể tích hồng cầu lắng cần truyền đạt từ 10 - 20 ml/kg cân nặng. Tuy nhiên với bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính, lượng hồng cầu lắng có thể truyền sẽ ít hơn (thường dưới 5ml/kg cân nặng) và kéo dài thời gian truyền đến 4 giờ để tránh gây sốc.
Tùy tình trạng mất máu mà bệnh nhân được truyền lượng hồng cầu lắng khác nhau
Nếu bệnh nhân gặp tình trạng nguy kịch cần truyền hồng cầu lắng nhanh, cần truyền song song với natriclorua 0.9% để tránh sốc. Thể tích truyền Natri Clorua là tương đương với thể tích máu truyền. Phương pháp truyền máu này được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể gặp một số biến chứng như: xung đột nhóm máu, sốc, ứ sắt,...
Với bệnh nhân bị tai biến do truyền hồng cầu lắng, có thể lựa chọn các chế phẩm hồng cầu lắng phù hợp hơn như: hồng cầu rửa, hồng cầu nghèo bạch cầu,... Khi đó, người bệnh có thể an toàn trong quá trình truyền máu, giảm nguy cơ biến chứng đáng kể.
3. Chỉ định dùng hồng cầu lắng khi nào?
Trong y học hiện nay, hồng cầu lắng vẫn là chế phẩm máu được sử dụng rộng rãi nhất trong nhiều trường hợp thiếu máu, mất máu từ nhẹ đến nghiêm trọng. Cụ thể một số trường hợp thường được bác sĩ chỉ định truyền hồng cầu lắng sau:
3.1. Bệnh nhân thiếu máu nặng
Bệnh nhân bị thiếu máu nặng có Hemoglobin dưới 6 - 8 g/dL cần thay thế hồng cầu sẽ sử dụng hồng cầu lắng để truyền bổ sung, dùng cùng với dung dịch keo nếu bệnh nhân bị mất máu cấp. Các trường hợp mất máu cấp thường gặp như: chấn thương do tai nạn giao thông, mất máu do vỡ phình động mạch chủ bụng, xuất huyết tiêu hóa,...
Truyền hồng cầu lắng để bù máu cho bệnh nhân thiếu máu nặng
3.2. Bệnh nhân mất máu do can thiệp ngoại khoa
Trong can thiệp ngoại khoa, đặc biệt là những cuộc mổ kéo dài thường dẫn đến mất máu nhiều khi Hb dưới 7g/dL sẽ cần truyền hồng cầu lắng bổ sung, chống sốc và suy nội tạng.
3.3. Bệnh nhân Thalassemia
Bệnh nhân Thalassemia cần bổ sung hồng cầu lắng để duy trì nồng độ Hb trên 9.5g/dL được truyền liên tục trong những năm đầu đời để đảm bảo sự phát triển cơ thể.
3.4. Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp
Người mắc bệnh bạch cầu cấp cũng là đối tượng cần duy trì Hb trên 9g/dL, đặc biệt là giai đoạn lui bệnh dù bệnh đã ổn định và không còn gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn suy tủy do hóa trị, cần hóa trị liệu hoặc mắc bệnh tim phổi, cần bổ sung lượng hồng cầu lắng nhiều hơn và thường xuyên hơn để duy trì nồng độ Hb trên 9g/dL.
3.5. Bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính
Bệnh nhân thiếu máu mạn tính cần truyền hồng cầu lắng khi nồng độ Hb trong máu thấp dưới 7g/dL hoặc có dấu hiệu thiếu máu, mắc bệnh tim phổi kèm theo.
Truyền hồng cầu lắng để tăng nồng độ Hb trong máu
Như vậy có thể thấy, hồng cầu lắng là chế phẩm máu thường dùng trong truyền máu y học do chứa nồng độ các tế bào máu cao, đặc biệt là hồng cầu để làm tăng nồng độ Hemoglobin nhanh chóng, đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, truyền cầu lắng chỉ thực hiện khi cần thiết và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!