Các tin tức tại MEDlatec
Huyết áp cao có uống được lá vối không? Nên uống như thế nào?
- 23/05/2023 | Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?.
- 01/04/2024 | Thực phẩm đại kỵ với người huyết áp cao nên tránh xa dù yêu thích đến mấy
- 23/10/2024 | Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Những lưu ý khi sử dụng
1. Như thế nào được gọi là huyết áp cao?
Ở người trưởng thành, sức khỏe bình thường, chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg. Khi huyết áp của bạn vượt quá 140/90 mmHg, tình trạng này được phân loại là huyết áp.
Các biểu hiện của huyết áp khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh. Nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ, không quá cao, bạn sẽ không cảm nhận được các triệu chứng. Khi huyết áp cao, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:
- Đau đầu, cảm giác chóng mặt và hoa mắt.
- Cảm giác buồn nôn kèm theo nôn.
- Người xây xẩm, choáng váng, loạng choạng, mất thăng bằng.
- Khó thở, ngất xỉu.
Trường hợp huyết áp tăng cao hoặc tăng huyết áp kịch phát mà không được phát hiện, xử trí và cấp cứu, bạn có thể đối mặt với biến chứng vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong. Các biến chứng này rất dễ xảy ra ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền, tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh, đang sử dụng một số thuốc điều trị.
Bác sĩ đang đo huyết áp cho bệnh nhân
2. Tác dụng của lá vối
Chúng ta đã tìm hiểu cao huyết áp là gì. Để biết huyết áp cao có uống được lá vối không, hãy cùng liệt kê những tác dụng của loại lá này. Trong Đông y, cây vối là dược liệu có tác dụng chữa nhiều bệnh như đau bụng, khó tiêu, ngứa loét, viêm đại tràng,…
Thêm vào đó, trong văn hóa Việt Nam, lá vối dù là tươi hay khô cũng có thể dùng để đun nước uống. Nước lá vối có những lợi ích như:
- Thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Với công dụng này, nhiều gia đình nấu nước lá vối uống hàng ngày để giải khát trong những ngày hè.
- Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, cụ thể là thuyên giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Chất chống oxy hóa trong lá vối có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hoặc tình trạng ngứa ngáy, lở loét ngoài da.
- Chất Tanin là một hợp chất có trong lá vối, được biết đến với các đặc tính như cầm máu, làm lành vết thương, và có khả năng kháng khuẩn cũng như kháng virus.
- Hoạt chất Flavonoid trong lá vối hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
Hình ảnh cây lá vối
3. Huyết áp cao có uống được lá vối không?
Với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong lá vối nên nhiều người sử dụng loại lá này để cải thiện sức khỏe. Nhưng người huyết áp cao có uống được lá vối không? Theo các bác sĩ, câu trả lời là có bởi nước lá vối có tác dụng:
- Tăng cường đào thải độc tố ra ngoài, phòng tránh tình trạng độc tố tích tụ trong cơ thể, nhờ đó, người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hơn.
- Hoạt chất Flavonoid và Tanin trong nước lá vối giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu và mỡ gan, kiểm soát huyết áp cho người bệnh.
- Nước lá vối không chứa những thành phần làm tăng huyết áp, vì vậy, rất an toàn.
Tuy nhiên, nếu bị cao huyết áp và rơi vào các trường hợp sau đây cần hết sức cẩn thận:
- Để an toàn, trước khi uống, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Người có thể trạng gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng cần tránh dùng nước lá vối.
- Ngoài ra, những người bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy nặng cũng nên cẩn trọng.
- Những người đang gặp các vấn đề về giấc ngủ như thiếu ngủ, mất ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc, cũng như phụ nữ mang thai và trẻ em, nên thận trọng khi sử dụng nước lá vối.
Dù có nhiều lợi ích nhưng nước lá vối không phải phù hợp với tất cả mọi người
4. Uống nước lá vối như thế nào để hiệu quả?
Ngoài nắm bắt huyết áp cao có uống được lá vối không, bạn cũng cần biết cách uống nước lá vối như thế nào để hiệu quả.
Nên uống nước lá vối khô
Thực tế, bạn có thể dùng lá vối tươi hoặc lá vối khô để nấu nước uống. Nhưng theo các bác sĩ, nên uống nước lá vối khô vì lá vối khô có nhiều tác dụng hơn. Ngoài ra, nước lá vối khô ít bị chát, tạo cảm giác dễ uống và ngon miệng. Trong khi đó, lá vối tươi có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên uống nhiều hay uống thường xuyên có thể tiêu diệt các lợi khuẩn trong cơ thể và gây tình trạng mất máu.
Lá vối tươi thu hoạch về rửa sạch, có thể để nguyên lá hoặc cắt nhỏ rồi ủ với rơm. Khi lá bắt đầu chuyển màu đen, bạn nên ngừng quá trình ủ và mang lá ra phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi chúng khô giòn. Lúc này, bạn cho lá vào hũ sạch và để sử dụng dần.
Nên pha loãng nước lá vối
Nước lá vối có tác dụng lợi tiểu, uống nhiều có thể gây hại cho hệ bài tiết. Đó là lý do bạn cần pha loãng nước lá vối rồi uống thay vì uống nước lá vối đặc. Nếu pha loãng thì nước lá vối ít gây tác dụng phụ hơn, tuy nhiên, bạn cũng nên uống có chừng mực, không thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
Uống nước lá vối sau ăn 1 - 2 giờ
Vì nước lá vối tác động mạnh đến hệ tiêu hóa và quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên uống khi đói bụng sẽ dễ gặp tình trạng bụng cồn cào, khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt,… Tuy nhiên, nếu uống ngay sau bữa ăn sẽ cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, thời điểm uống tốt nhất là sau khi ăn 1 - 2 giờ. Ngoài ra, người huyết áp cần điều tiết lượng nước bổ sung vào cơ thể, không nên lạm dụng nước lá vối để uống quá nhiều, chỉ uống khi có nhu cầu với lượng vừa đủ.
Nhiều người có sở thích uống nước lá vối
Ngoài các lưu ý trên, bạn cũng cần nhớ sơ chế lá vối cẩn thận để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám dính trên lá. Với lá vối khô, cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của côn trùng.
Những chia sẻ trên giúp bạn biết được huyết áp có uống được lá vối không và cách uống nước lá vối an toàn, hiệu quả. Lưu ý, mặc dù nước lá vối có thể hỗ trợ tốt cho người cao huyết áp, nhưng nó không thể thay thế các loại thuốc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Để được thăm khám và điều trị, bạn hãy đến Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!