Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào đặt Stent Graft và tác dụng của kỹ thuật này?
- 10/06/2021 | Kiến thức mà ai cũng cần bỏ túi về bệnh suy tim tâm thu
- 09/06/2021 | Tầm quan trọng của việc siêu âm tim sớm sau sinh cho trẻ
- 10/06/2021 | Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa
1. Đặt Stent Graft có tác dụng điều trị bệnh thế nào?
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất có vai trò đưa máu từ tim trực tiếp đi nuôi cơ thể, từ động mạch chủ này máu mới được phân chia ra các động mạch và mạch máu nhỏ hơn. Theo độ tuổi, do áp lực máu nuôi liên tục nên động mạch chủ thường tăng dần kích thước, khi đường kính gấp 2 lần so với bình thường thì gọi là phình động mạch chủ.
Stent Graft được thiết kế đặc biệt có thể tồn tại trong mạch máu lớn
Mỗi năm nước ta ghi nhận thêm khoảng 4.000 - 5.000 ca mắc phình động mạch chủ mới. Trong quá trình động mạch chủ giãn rộng, người bệnh không xuất hiện triệu chứng bất thường nào nên gần như chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám bệnh lý liên quan. Khi động mạch chủ phình quá lớn, chèn ép đến các cơ quan khác như ngực, bụng, tim,… thì nguy cơ vỡ túi phình rất cao.
Khi vỡ túi phình động mạch chủ xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do mạch máu lớn, lưu lượng cao cung cấp cho toàn cơ thể. Nếu túi phình động mạch chủ vỡ vào khoang tự do, bệnh nhân sẽ tử vong. Vì thế khi phát hiện bệnh, theo dõi và điều trị là rất quan trọng. Điều trị nội khoa thường áp dụng ban đầu song để đạt hiệu quả cao hơn thì cần tới can thiệp phẫu thuật.
Đặt Stent Graft đang thay thế cho phẫu thuật truyền thống trong can thiệp phình động mạch chủ
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị can thiệp phình động mạch chủ chính là phẫu thuật truyền thống và đặt Stent Graft. Phẫu thuật mở truyền thống có nguy cơ biến chứng cao, mổ mở lâu hồi phục nên ít được áp dụng. Thay vào đó, đặt can thiệp nội mạch qua đường ống thông đạt hiệu quả điều trị tốt, nguy cơ biến chứng thấp nên ngày càng được áp dụng phổ biến.
Stent Graft được thiết kế đặc biệt, ban đầu nằm gọn trong ống dẫn. Khi đưa vào vùng động mạch bị phình sẽ được giải phóng và nằm đúng vị trí, tạo thành khung vững chắc cho thành mạch. Vì thế, đặt Stent Graft sẽ giúp giảm nguy cơ vỡ động mạch phình, đồng thời điều chỉnh dòng chảy lòng mạch, giảm áp lực gây giãn phình động mạch.
Đặt Stent Graft có điểm ưu việt là thời gian phẫu thuật ngắn, phục hồi nhanh, hiệu quả điều trị cao. Phương pháp này phù hợp với cả bệnh nhân là người cao tuổi, sức khỏe yếu hoặc mắc bệnh lý nền không đủ điều kiện để mổ mở.
2. Khi nào đặt Stent Graft?
Chỉ định đặt Stent Graft sẽ dựa trên kết quả thăm khám và đánh giá khả năng đáp ứng của bệnh nhân với kỹ thuật.
2.1. Các trường hợp chỉ định đặt Stent Graft
-
Phình động mạch chủ dưới động mạch thận có đường kính trên 5,5 cm hoặc có biến chứng dọa vỡ, tách thành hoặc tiến triển nhanh trên 5 mm/năm.
Bệnh nhân đáp ứng có thể can thiệp hiệu quả bằng đặt Stent Graft
-
Phình động mạch chủ ngực có đường kính trên 5,0 cm (nữ) và 5,5 cm (nam) hoặc có biến chứng tách thành động mạch, tiến triển nhanh trên 5mm/năm.
-
Có triệu chứng tách thành động mạch chủ cấp type B, biến chứng: vỡ động mạch chủ vào khoang màng phổi, thiếu máu các tạng, khoang màng ngoài tim, đau ngực, tăng huyết áp nặng, giãn lớn động mạch chủ.
-
Giả phình động mạch chủ sau nhiễm khuẩn hoặc chấn thương.
-
Vị trí phình động mạch chủ phù hợp để đặt Stent Graft.
2.2. Trường hợp chống chỉ định đặt Stent Graft
Bệnh nhân nếu chẩn đoán có tình trạng sau sẽ không thể điều trị bằng đặt Stent Graft mà cần thay thế bằng điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật khác.
-
Chưa kiểm soát được nhiễm trùng.
-
Tách thành động mạch chủ type A.
-
Vùng bị phình động mạch chủ quá gần với các nhánh động mạch quan trọng nhưng chưa khắc phục được.
-
Bệnh lý động mạch chủ đoạn quai, cần phẫu thuật gom các nhánh động mạch cảnh trước khi đặt Stent Graft điều trị giãn động mạch lớn.
-
Phình động mạch chủ lên.
-
Bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc bệnh lý máu nguy cơ khác.
Bệnh nhân có bệnh lý máu có thể không thể đặt Stent Graft
3. Thực hiện và theo dõi đặt Stent Graft
Kỹ thuật đặt Stent Graft thực hiện khá nhanh chóng và đơn giản, tuy nhiên cần chẩn đoán hình ảnh kiểm tra kỹ càng để đặt đúng vị trí cũng như không gây biến chứng sau đặt.
3.1. Kỹ thuật đặt Stent Graft
Trước khi can thiệp nội mạch, bác sĩ cần ảnh chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch chủ ngực và bụng, xác định vị trí và mức độ tổn thương, từ đó đưa ra chỉ định phẫu thuật. Đồng thời, cần xét nghiệm đánh giá các tổn thương động mạch khác cùng bệnh lý đi kèm nếu có.
Thủ thuật bắt đầu bằng việc gây tê tại chỗ vùng bẹn, tại đây kim chọc mạch được đưa vào mang theo Stent Graft. Ống dẫn chứa Stent Graft được di chuyển tới đúng vị trí động mạch bị phình, màn hình tăng sáng sẽ hỗ trợ hình ảnh trong suốt quá trình này.
Tại vị trí phình động mạch, Stent Graft được giải phóng, ôm lấy thành động mạch. Nếu vùng bị phình kích thước lớn, bác sĩ có thể đặt nhiều hơn 1 Stent Graft.
3.2. Theo dõi sau đặt Stent Graft
Thời gian thực hiện kỹ thuật đặt Stent Graft kéo dài khoảng 2 - 3 giờ, sau đó bệnh nhân cần nằm tại bệnh viện theo dõi khoảng 2 - 3 ngày. Việc này đảm bảo nếu xuất hiện biến chứng sau thủ thuật, bệnh nhân sẽ được xử lý y tế kịp thời.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tiếp tục thăm khám kiểm tra định kỳ để đảm bảo Stent Graft đặt đúng vị trí và không có tổn thương nào tiếp tục xảy ra.
Bệnh nhân sau đặt Stent Graft vẫn cần theo dõi kiểm tra thường xuyên
Khi nào đặt Stent Graft sẽ do các bác sĩ xem xét và chỉ định. Phương pháp can thiệp nội mạch mới này đang được áp dụng phổ biến trong điều trị, ngừa biến chứng của bệnh phình động mạch. Nếu cần tư vấn chi tiết thêm, liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!