Các tin tức tại MEDlatec

Lipoprotein là gì và nên thực hiện xét nghiệm lipoprotein khi nào?

Ngày 14/06/2022
Lipoprotein là một chất do chất béo (lipid) và chất đạm (protein) tạo thành. Nó đóng vai trò điều chuyển triglyceride và cholesterol trong máu. Nếu một người bị rối loạn lipoprotein thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình này và để chẩn đoán chứng rối loạn lipoprotein thì người bệnh cần thực hiện xét nghiệm lipoprotein. Vậy xét nghiệm lipoprotein khi nào thì nên thực hiện và cách điều trị, phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nên thực hiện xét nghiệm lipoprotein khi nào?

Trong máu tồn tại rất nhiều loại lipoprotein và từng loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu đó là hòa tan mỡ máu. Do đó bất kỳ một loại lipoprotein nào mà gặp rối loạn chuyển hóa thì đều có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng lớn. Các rối loạn lipoprotein thường gặp bao gồm:

  • Bất thường lipoprotein chylomicron và lipoprotein VLDL làm tăng triglyceride máu;

  • Bất thường lipoprotein HDL-c và LDL-c gây tăng cholesterol máu.

Xét nghiệm lipoprotein khi nào?

Chức năng chính của lipoprotein là vận chuyển chất béo và loại chất béo này là thành phần giúp hình thành nên màng tế bào. Tuy nhiên khi lipoprotein trở nên dư thừa trong máu thì sẽ khiến chất béo bị ứ đọng lại trong các thành động mạch. Về lâu về dài có thể gây nên hiện tượng tắc nghẽn động mạch vành.

Do vậy, phụ nữ trước 65 tuổi và nam giới trước 55 tuổi bị mắc bệnh lý mạch máu do mảng xơ vữa bám thành mạch thì sẽ được bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm lipoprotein để đánh giá tình trạng tim mạch.

Người cao tuổi gặp các vấn đề về thành mạch là đối tượng cần được xét nghiệm lipoprotein

Để giúp chẩn đoán xác định bệnh rối loạn chuyển hóa lipoprotein, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm lipid máu và định lượng lipoprotein. Kết quả xét nghiệm của bệnh là:

  • Tăng LDl-cholesterol, VLDL máu;

  • Giảm HDL-cholesterol máu;

  • Tăng cholesterol và triglyceride máu.

Những thông số liên quan đến lipoprotein, lipid sẽ giúp chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein vốn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh như tiểu đường, bệnh thận mạn, bệnh về tim mạch, hội chứng chuyển hóa,...

Ngoài những loại xét nghiệm kể trên, bệnh nhân nên thực hiện tầm soát các nhân tố ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó các xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm.

2. Các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường gặp

Trong giai đoạn đầu, tình trạng rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này đa phần là do bệnh nhân kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ khám bệnh nào đó. Rối loạn lipoprotein có thể gây nên nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau:

  • Biểu hiện ở da: u vàng da ở gân, bàn chân, bàn tay, đầu gối, khuỷu,...;

  • Triệu chứng ở mắt: đục giác mạc, cung vàng giác mạc,...;

  • Các biểu hiện khác: bệnh hẹp động mạch, bệnh thần kinh ngoại biên,...

Mặc dù các bệnh kể trên không gây nên những tình huống nguy kịch nhưng lại có nguy cơ cao dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, đồng thời một khi đã biểu hiện triệu chứng thì có nghĩa là bệnh nhân đã bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein lâu dài.

2. Xét nghiệm lipoprotein khi nào? Bệnh do nguyên nhân gì gây nên?

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa lipoprotein được chia thành 2 nhóm:

Bệnh do yếu tố di truyền:

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein có thể là do cha mẹ di truyền sang các con hoặc do người bệnh gặp phải tình trạng đột biến gen. Đây là các gen có vai trò tạo nên các lipoprotein. Nếu một hoặc nhiều loại gen này bị khiếm khuyết thì rất có khả năng dẫn tới bệnh rối loạn lipoprotein. Các bệnh di truyền ảnh hưởng tới lipoprotein trong cơ thể bao gồm:

  • Tăng cholesterol máu gia đình;

  • Đột biến gen gây giảm HDL-cholesterol máu;

  • Hội chứng tăng chylomicron máu gia đình;

  • Giảm betalipoprotein máu gia đình.

Bệnh không do yếu tố di truyền:

Nhóm bệnh này chủ yếu phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt và lối sống của bệnh nhân, so với các bệnh lý di truyền thì nhóm bệnh này có biểu hiện nhẹ hơn, đồng thời bệnh nhân chủ động kiểm soát được. Rối loạn chuyển hóa lipoprotein có thể là do các bệnh lý hoặc tác dụng phụ của những loại thuốc sau:

  • Hội chứng Cushing;

  • Hội chứng thận hư;

  • Vàng da tắc mật;

  • Chán ăn tâm thần;

  • Thừa cân, béo phì;

  • Đái tháo đường;

  • Nghiện rượu;

  • Lọc máu mạn;

  • Các loại thuốc như beta-blockers, glucocorticoid, các thuốc lợi tiểu,...

Hội chứng thận hư có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein không phải là một bệnh nguy hiểm và có thể điều trị được từ giai đoạn sớm và khi chưa xảy ra biến chứng. Tuy nhiên nếu có biến chứng tắc mạch, thiếu máu cơ quan thì sẽ khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì thiếu máu cơ quan lâu ngày mà không có biện pháp xử trí phù hợp thì sẽ khiến các cơ quan bị phì đại, nghiêm trọng hơn là hoại tử nội tạng, có thể ảnh hưởng tới cả tim và não. Ngoài ra, bệnh còn gây thêm các biến chứng nguy hiểm khác như đột quỵ và nhồi máu cơ tim có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

3. Điều trị và phòng ngừa rối loạn chuyển hóa lipoprotein

3.1. Phương pháp điều trị

  • Điều trị nguyên nhân: nếu bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein không phải do yếu tố di truyền, để điều hòa lipoprotein trong máu tốt nhất bệnh nhân hãy kiểm soát hiệu quả các bệnh lý nền và cần khám chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc kỹ lưỡng hơn;

  • Điều trị triệu chứng: đối với những trường hợp nguy cơ cao bị mắc bệnh lý tim mạch, đồng thời chưa xuất hiện biến chứng thì sẽ được kê một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát hàm lượng lipoprotein và đề phòng nguy cơ mắc các bệnh về đường huyết cũng như huyết áp. Người bị đột biến gen cũng được điều trị bằng phương pháp này.

3.2. Biện pháp phòng ngừa

Bệnh nhân khi bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn:

  • Xây dựng một chế độ ăn khoa học, giàu chất xơ và vitamin, hạn chế chất béo có hại;

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với cường độ vừa phải;

  • Duy trì vóc dáng cân đối tránh béo phì;

  • Không nên uống nhiều bia rượu và không hút thuốc lá.

Cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Như vậy bài viết đã giúp giải đáp cho băn khoăn nên thực hiện xét nghiệm lipoprotein khi nào. Xét nghiệm lipoprotein có ý nghĩa giúp chẩn đoán, phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng, từ đó dựa trên kết quả xét nghiệm có thể đưa ra các phương án điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho người bệnh.

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên thực hiện xét nghiệm lipoprotein ở đâu thì hãy lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Không chỉ là địa chỉ uy tín quy tụ đội ngũ chuyên gia y tế đầu ngành, tay nghề cao, MEDLATEC còn được trang bị hệ thống máy móc và cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn CAP được cấp bởi Hiệp hội bệnh học Hoa kỳ và ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận giúp kết quả xét nghiệm được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn.

Liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên giải đáp những thắc mắc mà bạn đang quan tâm ngay hôm nay!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.