Các tin tức tại MEDlatec
Mục đích xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên và những điều cần lưu ý
- 26/08/2021 | Hỏi đáp: Khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19?
- 22/10/2021 | Xét nghiệm kháng thể Covid-19 là gì và những vấn đề liên quan
- 22/10/2021 | Xét nghiệm kháng thể Covid ở đâu Hà Nội hiện nay?
- 26/10/2021 | Xét nghiệm kháng thể IgG Covid - những điều cần biết
1. Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên nhằm mục đích gì?
Trước khi tìm hiểu về mục đích xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên, bạn cần hiểu rõ về 2 khái niệm này. Kháng thể chính là những protein nhỏ còn gọi là globulin miễn dịch, lưu thông trong máu và chính là một phần của hệ miễn dịch. Tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể và những kháng thể này được gắn vào các protein, hóa chất khác nhau có nguồn gốc từ bên ngoài cơ thể. Những protein và hóa chất từ bên ngoài vào trong cơ thể mà kháng thể gắn lại chính là kháng nguyên.
Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên rất cần thiết trong điều trị bệnh
Mục đích của việc xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên là giúp các bác sĩ xác định, chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống. Mẫu xét nghiệm thường là mẫu máu, hoặc trong một số trường hợp khác, mẫu nước bọt cũng có thể được dùng để phát hiện kháng nguyên, kháng thể.
Bạn có thể hiểu đơn giản là việc xét nghiệm kháng thể sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được một bệnh lý cụ thể mà bạn đang mắc phải. Tuy nhiên, kết quả này cũng có thể tồn tại tỷ lệ sai số nhất định. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác để có đầy đủ căn cứ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Một số loại xét nghiệm có thể xác định được các kháng nguyên trên bề mặt của các loại vi khuẩn hay mầm bệnh. Xét nghiệm có thể phát hiện một số loại bệnh truyền nhiễm rất nhanh chóng mà không cần phải cấy hay dùng phương pháp soi dưới kính hiển vi.
2. Khi nào cần xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên?
Khi bạn có những triệu chứng nghi ngờ bệnh tự miễn hệ thống, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên. Chẳng hạn như một số triệu chứng cụ thể dưới đây:
Bạn nên xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên khi cơ thể bị mệt mỏi kéo dài
- Cơ thể mệt mỏi trong suốt một thời gian dài.
- Người bệnh bị sốt nhẹ.
- Đau khớp, đau cơ.
- Ban đỏ (dấu hiệu nghi ngờ bệnh lupus).
- Da nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Rụng tóc nhiều.
- Hay có cảm giác tê hay châm chích ở bàn tay, bàn chân.
- Viêm và tổn thương ở các cơ quan như tim, phổi, thận, tổn thương các mạch máu, tổn thương ở hệ thần kinh trung ương,...
Để chẩn đoán một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, lupus ban đỏ hệ thống,... việc xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên là vô cùng cần thiết và rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
3. Những xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên phổ biến
Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên được áp dụng phổ biến trong thăm khám và điều trị bệnh và phổ biến nhất là:
- Xét nghiệm tầm soát ung thư tiêu hóa
- Xét nghiệm kháng nguyên dị ứng để phát hiện các kháng thể mà cơ thể sản sinh ra để chống lại những dị ứng nguyên, chẳng hạn như các loại thực phẩm hay phấn hoa.
Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên khi người bệnh có nghi ngờ dị ứng phấn hoa
- Xét nghiệm virus viêm gan B, C, HIV hay HPV, vi khuẩn Streptococcus và một số loại mầm bệnh khác.
- Xét nghiệm để chẩn đoán một số bệnh lý như nhồi máu cơ tim, thuyên tắc mạch.
- Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán những loại bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, suy thận,...
- Xét nghiệm để phát hiện nhanh người bệnh có sử dụng một số chất kích thích gây ảo giác hay không, chẳng hạn như cần sa, thuốc lắc,...
- Xét nghiệm xác định nhóm máu
4. Những lưu ý khi xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên
Khi thực hiện loại xét nghiệm này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến kết quả dương tính giả, chẳng hạn như các loại thuốc sau: aminosalicylic acid, griseofulvin, penicillin, streptomycin, sulfonamides,....
- Một số loại thuốc chứa chứa Steroid lại có thể gây kết quả âm tính giả. Do đó, trước khi xét nghiệm, bạn nên cung cấp thông tin về các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ, để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể, nhằm có được kết quả xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác nhất có thể.
- Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên không phải là loại xét nghiệm được áp dụng để theo dõi sự tiến triển của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Khi người bệnh bị nhiễm trùng, mắc bệnh xơ gan, viêm gan tự miễn,... kết quả xét nghiệm có thể là dương tính.
- Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên không cần nhịn ăn. Việc ăn uống sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết và bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả chính xác nhất.
- Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đọc kết quả, giải thích về tình trạng sức khỏe của bạn và tư vấn đề một số giải pháp điều trị cụ thể (nếu có bệnh). Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị bệnh và phòng tránh những biến chứng đáng tiếc.
MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín trong xét nghiệm, thăm khám và điều trị bệnh
Nếu bạn đang có những biểu hiện nghi ngờ mắc phải các bệnh tự miễn hệ thống như sốt, đau nhức cơ thể, nổi ban đỏ, rụng tóc nhiều, da nhạy cảm với ánh sáng,... và cần tìm một địa chỉ xét nghiệm, khám và điều trị bệnh uy tín thì Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể là gợi ý hữu ích cho bạn.
MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm với người bệnh. Các phòng khám, bệnh viện của MEDLATEC đều được đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, không gian khám chữa bệnh khang trang, hiện đại và được khử trùng tối đa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
Đặc biệt, Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC còn đạt song hành 2 chứng chỉ danh giá là tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ). Do đó, khi lựa chọn thực hiện các loại xét nghiệm tại đây, quý khách hàng có thể yên tâm về kết quả. Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất thuận tiện với mức chi phí hợp lý.
Để đặt lịch khám và xét nghiệm tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!