Các tin tức tại MEDlatec

Mục tiêu của xét nghiệm nước tiểu và 1 số lưu ý

Ngày 14/04/2023
Kết quả xét nghiệm nước tiểu thường được dùng để đánh giá chức năng thận, đường tiết niệu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người dân nên tìm hiểu thông tin về phương pháp xét nghiệm này cũng như 1 vài lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo mẫu bệnh phẩm phản ánh chính xác tình hình sức khỏe. 

1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Một trong những hình thức xét nghiệm phổ biến hiện nay đó là xét nghiệm nước tiểu. Khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được trong nước tiểu của người bệnh có chứa hợp chất nào, nồng độ của các chất ra sao, chúng có ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá chất lượng nước tiểu của từng người

Dựa vào kết quả kiểm tra này, chúng ta sẽ nắm được tình hình sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu, bệnh liên quan tới thận hoặc nguy cơ mắc đái tháo đường. Khi thấy nước tiểu có đặc điểm bất thường, chúng ta nên chủ động theo dõi và đi xét nghiệm để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

Về mức độ an toàn, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi xét nghiệm nước tiểu. Bởi vì đây là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn và không để lại những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

2. Mục đích của việc xét nghiệm nước tiểu

Khá nhiều bạn thắc mắc: xét nghiệm, kiểm tra nước tiểu hỗ trợ phát hiện bệnh lý nào? Hiểu được điều này, bệnh nhân sẽ đi kiểm tra chất lượng nước tiểu trong tình huống phù hợp.

Thông thường, khi người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng bất thường như: thường xuyên đi tiểu tiện, đi tiểu ra máu hoặc cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi đi tiểu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm nước tiểu để phục vụ chẩn đoán bệnh.

Người mắc bệnh về đường tiết niệu cần đi xét nghiệm nước tiểu

Kết quả kiểm tra nước tiểu không chỉ phục vụ mục đích phát hiện bệnh mà còn được sử dụng nhằm theo dõi diễn biến bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu thường được bác sĩ cho xét nghiệm, kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho biết tình trạng bệnh và hiệu quả của cả một quá trình điều trị bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp với từng giai đoạn.

Không dừng lại ở đó, các xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán, theo dõi 1 số bệnh lý khác như: suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, các biến chứng tăng huyết áp, đái tháo đường,… Có thể nói, kiểm tra nước tiểu là một hình thức hỗ trợ sàng lọc bệnh liên quan tới gan, thận, bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả.

Và trong các buổi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ cũng yêu cầu chúng ta đi xét nghiệm, kiểm tra nước tiểu để nắm được tình hình sức khỏe. Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật hoặc phụ nữ đang mang thai cũng được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để theo dõi tình trạng sức khỏe.

3. Một số phương pháp xét nghiệm nước tiểu phổ biến

Trên thực tế, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm, kiểm tra nước tiểu theo nhiều cách khác nhau. Hiện nay, 3 hình thức xét nghiệm phổ biến nhất chính là: phương pháp xét nghiệm nước tiểu trực quan, sử dụng que thử hoặc kính hiển vi để kiểm tra,…

Có nhiều hình thức xét nghiệm khác nhau

Đối với phương pháp xét nghiệm trực quan, bác sĩ sẽ kiểm tra màu sắc nước tiểu bằng mắt thường. Nếu như nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt thì có nghĩa sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường. Ngược lại, màu nước tiểu đậm có thể là tín hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan tới đường tiết niệu, thận hoặc bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,…

Trong một số trường hợp, nước tiểu có màu bất thường do bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc một số loại thực phẩm. Để xác định chính xác tình hình sức khỏe của người bệnh, bác sĩ cần tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu.

Khi dùng que thử để kiểm tra nước tiểu, chúng ta có thể đánh giá được một vài chỉ số trong nước tiểu, ví dụ như: nồng độ pH, xeton hoặc glucose, lượng protein trong nước tiểu,… Đây là những thông tin quan trọng mà bệnh nhân không thể bỏ qua khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu.

Bác sĩ cũng sử dụng kính hiển vi để đánh giá chất lượng nước tiểu. Dưới lăng kính hiển vi, bác sĩ có thể phát hiện tế bào, phôi tiết niệu hoặc các loại vi trùng, vi khuẩn đang gây hại cho cơ thể bệnh nhân.

Kết quả xét nghiệm phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Như vậy, hình thức xét nghiệm, kiểm tra nước tiểu khá đa dạng và phản ánh nhiều vấn đề khác nhau về tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

4. Đi xét nghiệm nước tiểu bạn cần lưu ý vấn đề gì?

Như đã phân tích ở trên, đặc điểm nước tiểu có thể thay đổi khi chúng ta sử dụng thuốc hoặc một số loại thực phẩm. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác nhất, trước khi đi kiểm tra, người bệnh cần nắm được một số lưu ý và tuân thủ thực hiện.

Đối với một số xét nghiệm, kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu bệnh phẩm trong lần đầu tiên đi tiểu tiện kể từ khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, trước 2 - 3 ngày đi xét nghiệm, người bệnh nên tạm dừng uống thuốc, đặc biệt là thuốc có tác dụng nhuận tràng, vitamin C để tránh ảnh hưởng tới màu nước tiểu. Một số thực phẩm chứa nhiều phẩm màu cũng khiến màu nước tiểu thay đổi, người bệnh cần chú ý hạn chế sử dụng trước khi đi xét nghiệm, kiểm tra nước tiểu.

Khi đi xét nghiệm nước tiểu, người bệnh nên uống lượng nước vừa đủ, tránh tình trạng uống quá nhiều hoặc quá ít nước nhé!

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ xét nghiệm

Điều quan trọng là lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín, đảm bảo chất lượng để tiến hành kiểm tra. Bệnh nhân có thể tham khảo dịch vụ xét nghiệm được cung cấp bởi Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Ngoài ra, MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện luôn đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về phương pháp xét nghiệm nước tiểu. Ngoài việc đến trực tiếp cơ sở y tế, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tận nơi tiện lợi của MEDLATEC. Và để đặt lịch xét nghiệm, Quý khách hãy liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.