Các tin tức tại MEDlatec
Naloxone - Thuốc giải độc do dùng quá liều Opiat
- 21/03/2025 | Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian có được không, nên điều trị bằng phương pháp nào?
- 24/03/2025 | Histamine là gì? Các loại thuốc kháng Histamine và lưu ý khi sử dụng
- 26/03/2025 | Tác dụng phụ của thuốc trầm cảm kéo dài bao lâu và cách cải thiện
- 27/03/2025 | Cảnh giác hậu quả nghiêm trọng do chủ quan tự ý bỏ thuốc điều trị sau phẫu thuật tuyến giáp
- 27/03/2025 | Fluticasone Propionate là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng
1. Naloxone là thuốc gì?
Đây là loại thuốc nhóm thuốc đối kháng Opiat và thuốc giải độc Opiat. Các dạng bào chế cơ bản của Naloxone bao gồm dạng thuốc tiêm và dạng dung dịch xịt mũi. Trong đó, phổ biến hơn cả là dạng thuốc tiêm dùng trong điều trị giải độc Opiat.
Naloxone chủ yếu được điều chế theo dạng thuốc tiêm
2. Tác dụng chính của Naloxone
Tác dụng chính của Naloxone là hỗ trợ giải độc do dùng quá liều một dạng Opiat như ma túy Heroin, thuốc giảm đau Fentanyl, Morphine, Oxycodone,... Ưu điểm của Naloxone là không gây lệ thuộc, tác dụng nhanh và tương đối an toàn.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Không phải ai bị ngộ độc do dùng quá liều Opiat cũng có thể được chỉ định Naloxone. Sau đây là các đối tượng chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc:
3.1. Chỉ định
Thuốc Naloxone chủ yếu được chỉ định giải độc cho đối tượng dùng quá liều thuốc thuộc nhóm Opiat. Cụ thể như:
- Người sử dụng quá liều thuốc giảm đau thuộc nhóm Opiat.
- Trẻ sơ sinh bị ức chế hô hấp do người mẹ sử dụng quá liều thuốc giảm đau thuộc nhóm Opiat.
- Người bị ức chế hệ thần kinh trung ương trong khi phẫu thuật do sử dụng quá liều thuốc giảm đau thuộc nhóm Opiat.
- Người bị lệ thuộc hay nghiện Opiat.
Thuốc Naloxone thường được chỉ định cho người dùng quá liều thuốc giảm đau thuộc nhóm Opiat
3.2. Chống chỉ định
Người bị mẫn cảm với hoạt chất Naloxone hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc đều không nên sử dụng Naloxone.
4. Cách dùng và liều dùng
Cách dùng cũng như liều dùng Naloxone là thông tin quan trọng người dùng nên tìm hiểu, cụ thể:
4.1. Cách dùng
Naloxone chủ yếu được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc truyền qua ống nội khí quản. Đối với trường hợp cấp cứu, thuốc thường được dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
Thuốc Naloxone thường được tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch
4.2. Liều dùng
Cả người trưởng thành và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng Naloxone theo đường tiêm hoặc truyền. Tuy nhiên, liều lượng áp dụng thường thay đổi theo từng đối tượng. Sau đây là thông tin liều dùng tham khảo:
4.2.1. Ở người trưởng thành
Tùy theo tình trạng ngộ độc do dùng quá liều một số loại thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Cụ thể:
- Bệnh nhân dùng quá liều Opiat (nghi ngờ hoặc biết chắc chắn): Liều lượng khởi đầu vào khoảng 0.4 đến 2mg, sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch. Trường hợp sau khi dùng tổng liều 10mg nhưng bệnh nhân không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc đổi thuốc.
- Bệnh nhân bị ức chế hệ thần kinh trung ương do dùng quá liều Opiat trong khi phẫu thuật: Liều tiêm khởi đầu vào khoảng 0.1 đến 0.2mg.
- Bệnh nhân bị nghiện Opiat: Liều dùng khởi đầu vào khoảng 0.16mg, sử dụng theo đường tiêm bắp. Trường hợp cần thiết có thể tăng liều lên 0.24mg sau 20 đến 30 phút.
4.2.2. Ở trẻ em
Tương tự như người trưởng thành, trẻ em cũng có thể được chỉ định điều trị bằng Naloxone do dùng quá liều các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm Opiat. Tuy nhiên, liều dùng ở trẻ nhỏ thường thấp hơn so với người lớn. Trong đó:
- Trẻ dùng quá liều Opiat (nghi ngờ hoặc biết chắc chắn): Tiêm tĩnh mạch theo liều lượng 10 microgam/kg với trẻ sơ sinh, trường hợp không đáp ứng trong lần tiêm đầu tiên thì có thể tăng lên 100 microgam/kg. Đối với trẻ từ 12 đến 18 tuổi, liều lượng tiêm vào khoảng 0.4 đến 2mg, điều chỉnh tăng tối đa không quá 10mg.
- Trẻ bị ức chế hệ thần kinh trung ương do dùng quá liều Opiat trong khi phẫu thuật: Liều lượng áp dụng vào khoảng 0.0005 đến 0.01mg, cứ 2 đến 3 phút lại tiêm một lần cho đến khi bệnh nhân đáp ứng điều trị.
- Trẻ sơ sinh bị ức chế hô hấp và hệ thần kinh do người mẹ dùng quá liều Opiat: Liều lượng 60 microgam/kg, tiêm bắp một điều duy nhất.
5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc
Ngoài tác dụng giải độc do dùng quá liều một số loại thuốc giảm đau, Naloxone đôi khi vẫn khiến người dùng phải đối mặt với một vài tác dụng phụ. Dưới đây là bảng tổng hợp những tác dụng phụ của loại thuốc này:
Tác dụng phụ thường gặp | Tác dụng phụ ít gặp | Tác dụng phụ hiếm gặp |
- Khó thở. - Nhịp tim rối loạn. - Tăng hoặc giảm huyết áp. - Khó ngủ. - Choáng váng, đau đầu. - Kém tập trung. - Buồn nôn. - Chán ăn. - Mắt nhìn mờ. - Da nổi phát ban. - Lo âu. | - Tiêu chảy. - Dễ bị kích thích hoặc dị cảm. - Tiêu chảy. - Toát mồ hôi nhiều hơn bình thường. - Khô miệng. | - Lên cơn động kinh. - Da nổi ban đỏ (có thể biến mất sau khi ngừng dùng thuốc). |
Bảng tổng hợp tác dụng phụ của Naloxone
Sau khi được tiêm hoặc truyền thuốc, bệnh nhân cần thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể. Nếu cảm thấy khó chịu, xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được can thiệp xử lý kịp thời.
Naloxone có thể gây tình trạng rối loạn nhịp tim, khó thở
6. Lưu ý chung khi sử dụng thuốc
Sau đây là một vài lưu ý chung trước sử dụng thuốc Naloxone mọi người cần ghi nhớ:
- Cần áp dụng liều nhắc lại nếu sử dụng Naloxone để điều trị giải độc do dùng quá liều Opiat theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người có bệnh lý tim mạch, suy thận, suy gan nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Người bệnh cần thông báo tình hình dùng thuốc, bệnh lý đang điều trị trước khi kê đơn dùng Naloxone.
- Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân hãy chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể, thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng bất thường.
Bệnh nhân nên thông báo tình hình dùng thuốc cho bác sĩ
Lưu ý:
- Thông tin hướng dẫn về cách dùng và liều lượng Naloxone áp dụng cho từng đối tượng trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc Naloxone tại nhà, thuốc chỉ được sử dụng khi có sự giám sát của y bác sĩ, tiến hành tại cơ sở y tế.
Bài viết vừa tổng hợp những thông tin cần biết về Naloxone. Nếu gặp vấn đề về sức khỏe, nghi ngờ bị ngộ độc do dùng quá liều một số loại thuốc, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế để được trợ giúp. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể tham khảo lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!