Các tin tức tại MEDlatec
Người bị ung thư dạ dày nên lưu ý gì trong chế độ ăn
- 01/07/2023 | Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào?
- 01/02/2024 | Tầm soát ung thư dạ dày: Thực hiện khi nào và ở đâu?
- 28/08/2024 | Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có điều trị được không? 7 dấu hiệu nhận biết sớm nhất
1. Chế độ ăn quan trọng như thế nào với bệnh nhân ung thư dạ dày?
Những triệu chứng ung thư dạ dày thường khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, có thể kể đến như đầy bụng, hay cảm giác no, chướng bụng, không muốn ăn, ợ chua hoặc ợ nóng, hay buồn nôn,... Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể khiến bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng và khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.
Tình trạng đầy hơi khiến bệnh nhân khó khăn khi ăn uống
Nếu không ăn uống đúng cách, những triệu chứng cũng có nguy cơ nghiêm trọng hơn và việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn. Ngược lại, nếu bệnh nhân ăn uống khoa học, những triệu chứng sẽ dần cải thiện, tăng hiệu quả điều trị. Đối với những bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn phù hợp để tránh nguy cơ tái phát ung thư dạ dày.
2. Những lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư dạ dày cần tuân thủ những quy tắc về chế độ ăn như sau:
- Nên ăn đa dạng thực phẩm: Không nên chỉ ăn những thực phẩm mà mình yêu thích, bệnh nhân nên ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, để có một thể trạng tốt nhất, từ đó đáp ứng được phác đồ điều trị. Bệnh nhân nên ăn đủ các dưỡng chất như chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Nên chia nhỏ bữa ăn: Những triệu chứng ung thư dạ dày khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống, do đó, không nên ép bệnh nhân ăn quá nhiều một lúc. Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để họ dễ ăn và dễ tiêu hóa hóa hơn. Có thể chia thành những bữa chính và bữa phụ xen kẽ nhau.
Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng
- Nên cho người bệnh ăn thức ăn để nguội, không nên ăn khi đồ ăn còn quá nóng.
- Trong quá trình nấu, hãy ưu tiên xay nhuyễn và chế biến món ăn theo cách đơn giản nhất. Hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại đồ nướng, đồ ăn thô và cứng.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Khi nấu ăn, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cho bệnh nhân ăn chín, uống sôi.
- Không sử dụng chất phụ gia để tránh khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
3. Bị ung thư dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn những loại thực phẩm như sau:
- Chất xơ hòa tan hoặc các loại thực phẩm có lượng chất xơ thấp: Khi mắc ung thư dạ dày, chức năng hoạt động của dạ dày sẽ không còn hiệu quả như trước, do đó, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm có lượng chất xơ thấp hay chất xơ hòa tan để giảm tối đa áp lực cho dạ dày, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên cám, bánh mỳ trắng, đu đủ, chuối, táo, khoai tây, khoang lang, bí xanh,...
- Thực phẩm cung cấp chất Allicin: Tác dụng của allicin là ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và hạn chế tình trạng loét dạ dày. Trong đó, tỏi chính là thực phẩm có chứa nhiều allicin mà người bệnh nên bổ sung nhiều hơn vào chế độ ăn hàng ngày.
- Thực phẩm chứa nhiều Beta - Glucans: Đây là chất có thể chống lại và tiêu tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày. Những thực phẩm có chứa nhiều Beta-Glucans mà người bệnh nên bổ sung là nấm hương, yến mạch, ngũ cốc.
- Thực phẩm có chứa nhiều chất béo, sắt, canxi, và protein: Ngoài những loại thực phẩm kể trên, người bệnh ung thư dạ dày cũng cần bổ sung thêm các loại dưỡng chất như Protein, sắt, canxi hay vitamin D và chất béo để có thể trạng khỏe mạnh, đáp ứng với phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong đó:
+ Các loại thực phẩm có chứa nhiều Protein như trứng, sữa và phomai.
+ Những thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, rau xanh, trái cây sấy khô,...
+ Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá, trứng và bơ.
+ Các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như trứng, cải xanh, phô mai, sữa,...
+ Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như bơ,...
4. Bị ung thư dạ dày nên kiêng gì?
Để kiểm soát bệnh và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển trầm trọng, bệnh nhân cần kiêng các loại thực phẩm như sau:
Người bệnh không nên uống bia rượu và hút thuốc
- Không nên ăn những loại đồ ăn hay đồ uống có chứa chất kích thích như thuốc lá, bia rượu hay cafe,... Những loại đồ uống này sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn và giảm tác dụng của phác đồ điều trị.
- Không nên ăn các loại thực phẩm lên men, đồ chua: Mặc dù đối với nhiều người Việt, các loại thức ăn như dưa chua, cà muối đều rất ngon nhưng khi tiêu thụ những thực phẩm này vào cơ thể, bệnh ung thư dạ dày sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên kiêng những thực phẩm như cà muối, dưa muối, thịt muối hay các loại thực phẩm lên men khác.
- Những thực phẩm có chứa nhiều đường và các loại đồ ngọt: Các thực phẩm có chứa quá nhiều đường sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, tạo áp lực cho dạ dày và khiến bệnh nặng hơn. Do đó, bệnh nhân ung thư dạ dày nên hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh quy hay các loại bánh ngọt,...
- Thực phẩm mặn, đồ nướng bằng nhiệt độ cao: Khi chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao, có thể sinh ra những chất gây ung thư dạ dày và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, cần ăn nhạt hơn, không nên dùng các chất phụ gia khi nấu ăn và không nên ăn đồ cay.
Nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh
Ung thư dạ dày có thể chữa trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Khi điều trị bệnh và cả sau quá trình điều trị bệnh, bạn nên tuyệt đối tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đều đặn và đúng liều lượng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động thể chất để đáp ứng tốt nhất với phác đồ điều trị.
Nếu cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh và muốn đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn trực tiếp cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!