Các tin tức tại MEDlatec

Nguyên nhân khiến chỉ số ure máu tăng và giảm bất thường

Ngày 01/01/2024
Ure được chuyển hóa tại gan, sau đó loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Xét nghiệm ure sẽ cho kết quả chính xác về chỉ số ure máu và giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vậy chỉ số này tăng giảm là do những nguyên nhân nào? Làm thế nào để ổn định chỉ số ure trong máu?

1. Nguyên nhân khiến chỉ số ure máu tăng giảm bất thường

Ure được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Ở người bình thường, chỉ số ure máu sẽ nằm trong khoảng 0,2 - 0,4 g/lít tương đương với 2,5 - 7,5 mmol/l. Thông thường, chỉ số này thay đổi là do những vấn đề về gan và thận hoặc một số bệnh lý khác. Đối với nhiều trường hợp, chỉ số ure trong máu chưa đủ cơ sở để đánh giá thể trạng sức khỏe của người bệnh, do đó, người bệnh cần thực hiện thêm một số loại xét nghiệm cần thiết khác.

- Ure máu tăng cao là do một số nguyên nhân như mất nước (có thể do uống không đủ nước hoặc do một số bệnh lý khác), suy tim sung huyết, tắc nghẽn đường tiểu, xuất huyết dạ dày, bỏng, sốc, tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc điều trị khác, ăn quá nhiều protein,...

Thuốc điều trị có thể là nguyên nhân gây tăng chỉ số ure máu

- Ure máu giảm là do một số nguyên nhân như ăn quá ít protein, mắc phải một số bệnh lý về gan (chẳng hạn như suy gan, xơ gan,...), suy dinh dưỡng do ăn uống không đủ chất hoặc cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém, bà bầu cũng có thể bị giảm ure máu,...

Dù chỉ số ure máu tăng hay giảm đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cụ thể:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch chẳng hạn như mạch đập nhanh, tăng huyết áp, mạch nhỏ, trụy mạch,...

- Gây đau đầu chóng mặt, mất ngủ, nói mê, vật vã, thậm chí gây hôn mê, co giật,...

Đau đầu chóng mặt do thay đổi nồng độ ure máu

- Ăn không ngon, thường bị chướng bụng, lưỡi đen, buồn nôn, tiêu chảy,...

- Rối loạn nhịp thở.

- Giảm thân nhiệt.

- Thiếu máu.

- Suy thận.

2. Làm sao để ổn định chỉ số ure máu?

Đối với trường hợp chỉ số ure tăng hay giảm do phản ứng sinh lý, bạn có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống và một số phương pháp tại nhà khác để có thể điều chỉnh lượng ure máu.

Trường hợp ure máu tăng hoặc giảm bất thường, kèm theo một số biểu hiện như tiểu nhiều, sốt cao, cơ thể bị suy nhược,… cần được thăm khám lâm sàng và điều trị bệnh sớm.

Dưới đây là một số cách giúp ổn định lượng ure máu mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

+ Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để ổn định nồng độ ure máu và đây cũng là yếu tố giúp chúng ta có một sức khỏe tốt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên bổ sung đủ các nhóm thực phẩm như nhóm tinh bột, nhóm đạm, chất béo, vitamin và chất xơ.

Nên ưu tiên bổ sung trái cây và rau củ. Nên ăn rau củ quả theo mùa để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn.

Nên bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây để hạn chế tăng ure máu

Không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đây cũng là lưu ý quan trọng đối với bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tim mạch hoặc bị suy thận. Trung bình mỗi ngày, chỉ nên bổ sung khoảng 5g muối tương đương với một thìa cà phê. Đồng thời, bạn chỉ nên dùng tối đa 50g đường mỗi ngày.

Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, một số loại đồ uống có chứa chất kích thích, hạn chế dùng bia rượu, thuốc lào, thuốc lá,...

+ Ngoài chế độ ăn uống, bạn còn cần lưu ý đến giấc ngủ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đến sức khỏe. Dù bạn đang khỏe mạnh hay đang có bệnh trong người thì ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc vẫn là nhu cầu cần thiết. Ngủ đủ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch và cân bằng nội tiết tố, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, sảng khoái.

+ Một yếu tố quan trọng không kém chính là kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng trong công việc hay cuộc sống là vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật và khiến nồng độ ure máu bị mất cân bằng. Do đó, bạn nên hạn chế làm việc quá sức, cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc. Thường xuyên thư giãn bằng cách làm những việc mình thích, trò chuyện với bạn bè, người thân,... Giải tỏa áp lực chính là cách giúp bạn khỏe mạnh hơn và điều chỉnh nồng độ ure máu một cách hiệu quả.

- Khám và điều trị bệnh lý: Mất cân bằng nồng độ ure máu có thể do một số bệnh lý, phổ biến nhất là các bệnh về gan thận. Vì thế, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh. Những trường hợp này không chỉ được khám lâm sàng mà còn cần thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Nên xét nghiệm chỉ số ure tại những cơ sở y tế uy tín

Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ về chỉ số ure và những nguyên nhân khiến chỉ số này tăng và giảm bất thường. Nếu bạn có nhu cầu kiểm tra chỉ số Ure máu, hãy lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC.

MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và được đầu tư những loại máy móc xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại. MEDLATEC có rất nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành trên cả nước. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên đạt song hành tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP của Hoa Kỳ.

Đặc biệt, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm Ure máu tận nơi, rất thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian thăm khám bệnh. Để đặt lịch khám và xét nghiệm sớm, quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Từ khoá: chỉ số ure máu

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.