Các tin tức tại MEDlatec
Nhận biết 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
- 01/04/2024 | Bị bỏng lưỡi: bí kíp xử trí nhanh chóng và an toàn
- 12/08/2024 | Điều trị cho trẻ bị nấm lưỡi bằng phương pháp nào hiệu quả?
- 26/08/2024 | Lưỡi bị nứt và nổi nốt: nguyên nhân và cách điều trị
1. Ung thư lưỡi là gì?
Ung thư lưỡi là tình trạng các tế bào vảy của niêm mạc lưỡi bị đột biến gen và tăng sinh mất kiểm soát. Khi bệnh bước vào giai đoạn muộn hơn, có thể thấy được khối u ở lưỡi và các vị trí khác trong khoang miệng.
Tỷ lệ nam giới mắc bệnh lý này cao hơn nữ giới, đặc biệt phổ biến ở những người từ 50 tuổi trở lên với các triệu chứng ban đầu rất khó nhận biết. Điều này khiến nhiều người chủ quan, lơ là trong việc đi khám và điều trị.
Nam giới có tỷ lệ bị ung thư lưỡi cao hơn phụ nữ
2. Dấu hiệu ung thư lưỡi
Các dấu hiệu của ung thư lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề về sức khỏe răng miệng hay bệnh lý tai mũi họng.
Đau lưỡi
Lưỡi có thể bị đau do chấn thương vùng miệng hoặc bạn cắn nhầm lưỡi trong khi ăn uống, nói chuyện. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau không rõ nguyên nhân, ngày càng nghiêm trọng, lan rộng lên tai và đau nhiều khi nhai, nói thì không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu lưỡi bị ung thư.
Đau họng
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tai mũi họng hay hô hấp nên nhiều người thường bỏ qua. Thực tế, khi bị ung thư lưỡi, bạn có thể xuất hiệu triệu chứng đau họng kéo dài, không thuyên giảm dù uống thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian như ngậm mật ong, uống trà gừng,…
Đau tai
Một số trường hợp, bạn có thể bị đau lưỡi, đau họng và cảm giác đau lan lên tai. Tình trạng này thường hay xảy ra khi bạn ăn những thực phẩm cay nóng và nhai nhanh nuốt vội. Tuy nhiên, so với các dấu hiệu trên thì dấu hiệu này ít gặp hơn.
Khó nuốt
Khó nuốt là biến chứng của đau lưỡi và đau họng. Nguyên nhân là do khi lưỡi và họng bị đau, bạn không thể nhai nuốt như bình thường. Tình trạng kéo dài gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn, nuốt đau.
Đau họng, khó nuốt có thể cảnh báo nguy cơ lưỡi bị ung thư
Lưỡi có mảng màu đỏ hoặc trắng
Các bệnh lý về răng miệng hay mũi họng có thể làm lưỡi xuất hiện các mảng màu đỏ và trắng. Tuy nhiên, các mảng bám bất thường này cũng có thể cảnh báo nguy cơ ung thư lưỡi, nhất là khi chúng bám chặt trên niêm mạc lưỡi và ngày càng lan rộng, không hết dù đã vệ sinh răng miệng kỹ càng.
Lưỡi chảy máu bất thường
Bạn tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng chảy máu bất thường trên cơ thể. Và lưỡi bị chảy máu cũng không ngoại lệ. Nếu lưỡi chảy máu do chấn thương hay tình trạng nhiễm trùng, nhiễm virus thì sẽ khỏi sau điều trị. Còn lưỡi chảy máu không rõ nguyên nhân và xảy ra thường xuyên cần thận trọng.
Vết loét trên lưỡi không lành
Đối với những vết loét lành tính, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng và dùng thuốc là sẽ khỏi. Nhưng với vết loét không có dấu hiệu lành dù đã điều trị, ngày càng lan rộng và ăn sâu vào bề mặt lưỡi, gây đau và chảy máu thì đây là một dấu hiệu nghiêm trọng.
Lưỡi bị tê hoặc không có cảm giác
Chính vì sự phát triển nhanh và kéo dài của các vết loét không lành nói trên mà lưỡi sẽ xuất hiện tình trạng bị tê, thậm chí là mất cảm giác. Khi bạn nói chuyện hay ăn uống sẽ không cảm nhận được cảm giác gì ở lưỡi ngoại trừ cảm giác đau, khó chịu.
Hôi miệng dai dẳng
Có lẽ nhiều người bỏ qua dấu hiệu này vì cho rằng hơi thở có mùi là do cơ địa, thức ăn hay các vấn đề về răng miệng,… Tuy nhiên, tình trạng tổn thương và chảy máu ở niêm mạc lưỡi cũng có thể gây hôi miệng dai dẳng, không khỏi.
Hôi miệng kéo dài dai dẳng không loại trừ do vết viêm loét ở lưỡi gây ra
Lưỡi có khối u
Khối u xuất hiện ở cơ quan, bộ phận hay vùng cơ thể nào cũng cần được kiểm tra, chẩn đoán để sàng lọc ung thư. Và khối u ở lưỡi có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư lưỡi, nhất là khi bạn có những triệu chứng nói trên, đi kèm mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sụt cân,…
Nói chung, có nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi, nhưng để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đi khám ở những cơ sở y tế uy tín. Tuyệt đối không tự ý điều trị, dù là dùng thuốc hay mẹo dân gian. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và khiến bệnh diễn tiến nặng, khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
3. Cách phòng ngừa ung thư lưỡi
Để phòng tránh và giảm nguy cơ ung thư lưỡi, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau.
- Không hút thuốc lá và tránh lạm dụng bia rượu.
- Từ bỏ thói quen ngậm tay, cắn móng tay hay đưa các đồ dùng, vật dụng vào trong miệng.
- Ăn chín uống sôi, nhai kỹ nuốt chậm, ưu tiên thực phẩm lành mạnh, ít gia vị, nhiều vitamin và khoáng chất.
- Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào mỗi sáng và tối, xỉa răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng, hô hấp, tai mũi họng hay trào ngược dạ dày thực quản.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng màng chắn bảo vệ khi quan hệ tình dục bằng miệng.
- Chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa HPV để tránh lây nhiễm bệnh.
- Nâng cao sức khỏe tổng thể bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể chất,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng là cách phòng ung thư lưỡi
Ngoài ra, bạn cần chủ động đi khám ngay nếu thấy lưỡi và khoang miệng xuất hiện những bất thường, đặc biệt là viêm loét không lành, thường xuyên chảy máu, sờ thấy khối u,… Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư lưỡi rất cao.
Nếu vẫn chưa tìm được địa chỉ khám, bạn hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và chỉ định, cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ),... sẽ giúp khách hàng hài lòng với kết quả nhận được. Để đặt lịch khám trước, quý khách hãy gọi ngay hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!