Các tin tức tại MEDlatec

Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không và những điều quan trọng cần biết

Ngày 01/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Key chính: Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không

Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không và những điều quan trọng cần biết

Khi bạn có một chiếc răng khôn mọc ở hàm dưới nhưng mọc lệch, mọc ngầm,... khiến cho bạn đau đớn. Lúc này bạn muốn nhổ bỏ chiếc răng để giảm đau phòng ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, bạn đang lo lắng về việc nhổ răng khôn hàm dưới có gây ra bất cứ nguy hiểm nào? Bài viết sau sẽ cung cấp những điều cần biết về nhổ răng khôn hàm dưới.

1. Răng khôn hàm dưới là răng nào?

Răng khôn còn có tên gọi khác là răng 8. Răng này là răng thuộc nhóm răng hàm, kích thước lớn và mọc ở vị trí tận cùng của cung hàm. Thông thường mọi người sẽ có tổng 4 chiếc răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới.

Răng khôn hàm dưới có thời gian xuất hiện kéo dài và mọc muộn nhất trên cung hàm. Đa số mọi người sẽ thấy răng khôn của mình xuất hiện trong khoảng độ tuổi từ 18 - 34 tuổi, có những trường hợp xuất hiện sớm (khoảng 17 tuổi) hoặc xuất hiện muộn hơn (ngoài 40 tuổi).

Số lượng răng khôn hàm dưới mọc lệch tương đối cao. Các tư thế răng khôn hàm dưới mọc lệch gồm lệch gần, lệch xa, lệch trong, lệch ngoài. Trong đó răng khôn hàm dưới mọc lệch gần chiếm phần lớn.

Răng khôn hàm dưới là răng hàm lớn thứ 3, xuất hiện ở vị trí cuối cùng của cung hàm

2. Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm hay không?

Người bệnh có chỉ định nhổ răng khôn hàm dưới thường sẽ có những câu hỏi như nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm hay không, các biến chứng có thể xảy ra khi nhổ, nhổ xong có ảnh hưởng tới dây thần kinh không?...

Răng hàm nói chung là loại răng có kích thước lớn, chân răng thường ăn sâu vào xương hàm. Loại bỏ răng hàm ra khỏi ổ răng cần can thiệp vào phần xương hàm để lấy răng. Để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức trong quá trình nhổ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cho bệnh nhân và kê thuốc giảm đau sau nhổ.

Nhìn chung loại bỏ răng khôn hàm dưới gần như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, loại bỏ răng khôn hàm dưới diễn ra có nhẹ nhàng thuận lợi không căn cứ vào những điều kiện nhất định như là răng xuất hiện với tư thế như thế nào, thể trạng của bệnh nhân. Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa cần xem xét kỹ trước khi nhổ răng khôn hàm dưới là bác sĩ trực tiếp nhổ bỏ răng có kinh nghiệm chuyên môn tốt hay không? cơ sở thực hiện việc nhổ răng khôn hàm dưới có đủ tiêu chuẩn và cam kết thực hiện đúng quy trình hay không? Bởi hiện nay với sự trợ giúp của máy móc và công nghệ hiện đại ứng dụng vào quá trình điều trị liên quan đến nhổ răng ngày càng hiện đại nên việc nhổ răng khôn hàm dưới diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa nguy hiểm và biến chứng cho người bệnh.

Như vậy, việc cần thiết đầu tiên là bạn phải chọn cho mình một cơ sở nha khoa nhổ răng khôn hàm dưới uy tín, đảm bảo an toàn cũng như đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Nhổ răng khôn hàm dưới khi nào cần?

Răng khôn hàm dưới cần phải nhổ bỏ khi: mọc lệch và là nguyên nhân hình thành các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, một số trường hợp niềng răng để chỉnh hình răng hô, móm, khấp khểnh,.. cũng phải loại bỏ răng khôn theo kế hoạch chỉnh nha của bác sĩ để có không gian cho răng di chuyển, tạo thuận lợi cho quá trình điều trị.

Khi răng khôn hàm dưới nói riêng và răng khôn nói chung mọc lệch thường gây ra các cơn đau kéo dài, gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng khó có thể làm sạch một cách hoàn toàn. Chính điều này đã tạo môi trường thuận lợi để thức ăn đọng lại trong kẽ răng và hình thành vi khuẩn gây ra sâu răng, viêm sưng đau lợi. Chân răng khôn hàm dưới xuất hiện không đúng tư thế có thể chèn sang răng hàm nằm cạnh (răng 7), gây sâu răng và có thể làm mất răng 7.

Có những bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc thẳng nhưng vẫn gặp các triệu chứng như đau, nhức hoặc răng không thể nhô lên khỏi lợi do lợi quá chắc, hình thành lợi trùm thì cũng nên nhổ bỏ răng.

Như vậy, bệnh nhân có chỉ định nhổ răng khôn hàm dưới theo tư vấn của bác sĩ nha khoa là cách tốt nhất.

Nhổ răng khôn hàm dưới khi chúng tác động tiêu cực đến sức khỏe

4. Các vấn đề xảy ra khi không nhổ răng khôn hàm dưới kịp thời

Răng khôn nói chung đều không đảm nhận chức năng ăn nhai, việc không nhổ răng khôn hàm dưới khi chúng mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra các biến chứng như:

- Sâu răng: Do răng khôn mọc cuối cùng trên cung hàm nên việc làm sạch răng miệng là không hề dễ dàng. Thức ăn dễ dàng đọng lại, hình thành vi khuẩn gây sâu răng, làm người bệnh phải chịu đau đớn và bị nhiễm trùng lợi;

- Viêm lợi: Thức ăn đọng lại ở kẽ răng hình thành nên các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng lợi xung quanh chân răng. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện đau, sưng, sốt, hơi thở có mùi khó chịu hoặc đôi khi miệng không thể há to  do cứng hàm. Viêm lợi tái đi tái lại nhiều lần mà không được chữa trị tận gốc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe khoang miệng;

- Viêm nha chu: Răng khôn dù mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường làm thức ăn đọng lại. Lâu ngày vùng răng này sẽ bị sâu gây viêm nha chu cả những răng lân cận;

- Răng khôn có lợi trùm và bị viêm: Răng khôn gặp tình trạng lợi trùm khiến thức ăn tích tụ ở kẽ giữa lợi và răng mà không thể làm sạch. Vi khuẩn từ đó có điều kiện để sinh sôi mạnh mẽ, kết quả là lợi bị nhiễm trùng. Dấu hiệu của nhiễm trùng lợi là viêm sưng tấy bao quanh vùng răng khôn;

- Tiêu xương hàm răng: Răng khôn mọc không thẳng, mọc không đúng sẽ đâm xiên răng kế bên. Răng bên cạnh dễ bị tiêu huỷ, lung lay do tình trạng tiêu xương xảy ra, dẫn đến việc phải đi nhổ bỏ răng. Dấu hiệu của răng khôn mọc sai tư thế đâm xiên răng số 7 là xuất hiện những cơn đau dai dẳng ở khu vực đó. Các trường hợp đặc biệt nặng, bất thường của răng khôn không điều trị kịp thời và triệt để sẽ gây ra nhiễm trùng. Tình trạng này tiến triển và ăn lan sang các vùng mang tai, má, mắt, cổ,... quanh răng khôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

Loại bỏ răng khôn kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm

5. Mẹo giảm đau sau khi nhổ răng khôn hàm dưới

Hạn chế đau sau khi loại bỏ răng khôn hàm dưới bạn có thể áp dụng các cách làm như:

- Chườm lạnh trên má ngay sau khi nhổ để giảm đau và sưng;

- Uống thuốc và tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ;

- Vệ sinh răng miệng bình thường để hạn chế nhiễm trùng;

- Nếu có chảy máu có thể cắn thêm gạc vô trùng từ 15 - 20 phút để cục máu đông hình thành;

- Không mút chíp, khạc nhổ, đá lưỡi hoặc chọc tay và vết nhổ răng;

- Nên dùng thức ăn mềm, tiêu hóa tốt;

- Không uống đồ có ga, ăn đồ cứng, quá nóng hoặc quá lạnh và các chất kích thích trong 2 ngày đầu sau nhổ răng khôn;

- Không hút thuốc trong 3 ngày sau nhổ răng;

- Kiêng hoàn toàn rượu bia trong thời gian uống thuốc lành thương.

Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ y tế thực hiện nhổ răng khôn an toàn thì Hệ thống nha khoa MEDDENTAL thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích. Khi lựa chọn MEDDENTAL, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDDENTAL luôn sử dụng các thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bác sĩ trong quá trình khám chữa các bệnh lý về răng miệng.

Nhổ răng khôn an toàn tại Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL

 

Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 400 066 của Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

BS Vân đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.