Các tin tức tại MEDlatec
Những câu hỏi thường gặp về kỹ thuật chụp cắt lớp
- 03/06/2020 | Chụp CT lồng ngực - bước phát triển mới trong kỹ thuật y học
- 28/03/2020 | Bệnh nhân cần lưu ý gì trước và sau khi chụp CT vùng cổ?
- 03/06/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật chụp CT cắt lớp não
1. Chụp cắt lớp là gì và khi nào nên áp dụng?
Chụp cắt lớp hay còn gọi chụp CT là kỹ thuật sử dụng tia X - một loại bức xạ để chiếu lên khu vực cơ thể cần được kiểm tra, có thể là não, ổ bụng, tim, phổi,… Sau khi tia X được chiếu vào cơ thể sẽ thu được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều theo lớp cắt ngang và chiếu lên màn hình máy tính chuyên dụng. Các bác sĩ có thể nhìn vào hình ảnh thu được để phát hiện và chẩn đoán bệnh lý của bệnh nhân một cách chính xác.
So với phương pháp chụp X - quang thì kỹ thuật này hiện đại và cho kết quả rõ nét hơn bởi vì có thể chụp được hình ảnh của những mô mềm, bác sĩ có thể nhìn được rõ tổn thương bên trong. Thông thường thời gian thực hiện kỹ thuật này rất nhanh, chỉ mất từ 5 - 30 phút tùy thuộc vào từng vị trí.
Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ phát hiện và chẩn đoán bệnh lý chính xác
Vậy khi nào nên áp dụng chụp CT? Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp này trong một số trường hợp, cụ thể như:
-
Khi muốn xác định vị trí của các khối u, cục máu đông và khu vực bị nhiễm trùng.
-
Nhằm phát hiện những tổn thương bên trong cơ thể và tình trạng chảy máu trong mà các kỹ thuật khác không làm được.
-
Giúp giám sát quá trình điều trị bệnh hiệu quả như bị bệnh ung thư, bệnh tim,…
-
Bác sĩ muốn chẩn đoán các rối loạn ở xương của bệnh nhân như gãy xương, có khối u xương.
-
Ngoài ra phương pháp này còn hỗ trợ trong các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
2. Phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế gì?
Ưu điểm
-
So với chụp X - quang thì phương pháp này có ưu điểm vượt trội đó là khả năng chụp và phân giải rõ nét hình ảnh của mô mềm. Vì thế trong các trường hợp cần phân tích sâu bác sĩ thường chỉ định phương pháp này thay thế cho chụp X - quang. Hình ảnh thu được cũng rõ nét và không bị chồng chéo lên nhau.
-
Thời gian thực hiện, tốc độ phân tích và xử lý hình ảnh rất nhanh. Với các trường hợp nguy hiểm như cấp cứu hay người già, trẻ nhỏ sẽ rất phù hợp.
-
Kỹ thuật này có thể áp dụng được với nhiều đối tượng bệnh nhân, từ người đeo máy trợ thính, máy tạo nhịp tim,… cho đến người có dị vật trong cơ thể. Ngoài ra chụp CT còn được khuyến khích áp dụng đối với bệnh nhân mắc các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến xương khớp.
Ưu điểm là thu được hình ảnh rõ nét, không bị chồng chéo lên nhau
Nhược điểm
Dù là kỹ thuật hiện đại nhưng chụp CT cũng không tránh khỏi những hạn chế như:
-
Phương pháp này không nên thực hiện với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai. Đối với phụ nữ có thai tia X chiếu vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Còn trẻ em, các chuyên gia cũng cảnh báo không thực hiện kỹ thuật này bởi vì tia X có thể khiến trẻ bị mắc các bệnh ung thư, mặc dù tỷ lệ là rất nhỏ.
-
Trên thực tế, so với phương pháp MRI thì chụp cắt lớp có độ phân giải hình ảnh về cấu trúc mô mềm kém sắc nét hơn. Do vậy khả năng phát hiện tổn thương nhỏ cũng kém hơn.
-
Đối với các tổn thương ở dây chằng, sụn khớp, tủy sống,… phương pháp này sẽ khó có thể phát hiện.
-
Chụp cắt CT khó phát hiện và phân biệt đối với những cơ quan, khu vực tổn thương có cùng độ đậm.
Phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai và trẻ em không nên thực hiện phương pháp này
3. Trường hợp nào cần sử dụng thuốc cản quang?
Thuốc cản quang là loại thuốc được sử dụng trong chụp cắt lớp nhằm mục đích làm rõ các mô bị tổn thương để từ đó bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác. Đây là loại thuốc có độ dung nạp tốt. Nhưng vẫn có một vài trường hợp người bệnh bị tác dụng phụ do thuốc như nôn, buồn nôn, ngứa, nổi mề đay, mặt đỏ phừng, sốt,… Vì vậy nếu từng có tiền sử dị ứng với loại thuốc này bạn nên báo với bác sĩ trước khi thực hiện.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng chỉ định sử dụng thuốc cản quang. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng tình trạng của bệnh nhân để đưa ra chỉ định có sử dụng hay không. Lưu ý rằng các trường hợp sử dụng thuốc cản quang sẽ có chi phí chụp CT đắt hơn so với không sử dụng.
4. Chụp cắt lớp bao nhiêu tiền?
Chụp cắt lớp hết bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặt ra. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ này ở mỗi cơ sở y tế có một mức giá khác nhau.
Chi phí chính xác cho mỗi lần chụp CT sẽ rất khó để đưa ra. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể kể đến như thiết bị, máy móc thực hiện, tay nghề bác sĩ, địa chỉ thực hiện, có sử dụng thuốc cản quang hay không, tình trạng bệnh nhân, vị trí chụp,… Vì vậy trước khi lựa chọn địa chỉ thực hiện kỹ thuật này bạn có thể tham khảo qua ý kiến bạn bè, người thân,... những người đã có kinh nghiệm trước đó.
Chi phí chụp cắt lớp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
5. Nên chụp cắt lớp ở đâu để đảm bảo uy tín, chính xác
Hiện nay có rất nhiều các cơ sở y tế, bệnh viện cung cấp dịch vụ chụp cắt lớp. Tuy nhiên đây là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy không phải địa chỉ nào cũng có thể đáp ứng được các tiêu chí này.
Nếu bạn đang phân vân chọn lựa địa chỉ uy tín, tin cậy thì hãy tham khảo ngay dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế chúng tôi tự hào là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy để chăm sóc sức khỏe.
Đến với MEDLATEC, mọi khách hàng sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, có tay nghề và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế. Bệnh viện cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để mang lại kết quả nhanh chóng, chính xác.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc về phương pháp chụp cắt lớp. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hãy nhấc máy và liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại 1900 56 56 56 để nhận sự tư vấn nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!