Các tin tức tại MEDlatec
Những thông tin dành cho những ai đang có dự định lấy tủy răng
- 15/10/2020 | MEDLATEC - địa chỉ chụp X-quang răng ở Hà Nội uy tín
- 14/08/2020 | Niềng răng thẩm mỹ - thật sự nên hay không nên?
- 15/11/2020 | Các phương pháp tẩy trắng răng phổ biến đang được ưa chuộng
- 07/09/2020 | Cao răng có hại như thế nào và các biện pháp phòng tránh
- 07/10/2020 | Giải đáp những vấn đề xoay quanh có nên nhổ răng khôn hay không
1. Tìm hiểu về lấy tủy răng
1.1. Tủy răng
Tủy răng là bộ phận bên trong lõi răng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho răng và bên trong nó là các dây thần kinh, mạch máu được bao bởi ngà răng và men răng. Tủy răng bao gồm 2 bộ phận: buồng tủy và ống tủy. Khi tủy răng bị viêm nhiễm sẽ tác động xấu đến cấu tạo nâng đỡ răng và về lâu dài sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho răng. Lúc này răng bạn sẽ bị yếu dần cần được thăm khám và lấy bỏ tủy viêm.
Tủy răng giúp mang dinh dưỡng để nuôi răng
1.2. lấy tủy răng
Lấy tủy răng là quy trình tiến hành hút lấy tủy răng chết, viêm hoặc hoại tử và vệ sinh sạch bên trong ống tủy sau đó hàn lấp những lỗ trống của tủy bằng các vật liệu chuyên dụng để trám răng là xi măng, nhựa Composite hoặc sứ,… Khi tủy răng bị viêm mà không thực hiện lấy tủy răng sẽ khiến bạn phải chịu các cơn đau âm ỉ và lâu dài răng sẽ bị rụng.
Khi tiến hành lấy tủy răng, các bạn sẽ được làm tê cục bộ tại khu vực răng cần lấy tủy vì thế bạn không phải lo ngại về các cơn đau. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ không còn cảm thấy đau răng nữa bởi chúng không còn liên kết với hệ thần kinh. Nếu sau khi lấy tủy bạn thấy đau nhức hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời các biến chứng nếu có.
2. Tại sao cần phải lấy tủy răng?
Việc lấy tủy răng xuất phát từ việc tủy răng của bạn đang bị tổn thương bởi sự tấn công của các vi khuẩn hoặc răng bị hoại tử do những tổn thương ở răng (như răng bị vỡ, mẻ răng,...), răng bị mòn (ở người lớn tuổi), chứng viêm quanh răng và ở 1 số trường hợp dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp này nếu bệnh nhân chủ quan không lấy tủy và trám lại có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu tủy răng bị viêm nhiễm nhưng không được điều trị có thể gây ra mùi hôi khó chịu và khiến răng bị rụng
Các cơn đau trong miệng sẽ lan lên tận thái dương, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, tủy răng bị viêm nhiễm sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu cho người đối diện và về sau có thể bị rụng răng.
3. Khi nào bạn nên lấy tủy răng?
Tủy răng được xem là bộ phận có vai trò rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp dưỡng chất cho răng. Thế nhưng, nếu tủy răng bị vi khuẩn tấn công chúng ta cần phải tiến hành lấy tủy nếu có các triệu chứng sau đây:
-
Mức độ đau nhức sẽ tăng dần theo thời gian và khi chạm vào bạn cảm nhận được răng đang bị lung lay.
-
Cảm giác răng đau nhức lan tận đến thái dương dù cho có sử dụng thuốc vẫn không thuyên giảm cơn đau, nhất là cơn đau xuất hiện vào buổi tối.
-
Răng nhạy cảm quá mức với các thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt hay thức ăn rơi vào chỗ răng sâu sẽ cảm thấy đau.
-
Nướu bị sưng tấy và mất vẻ hồng hào như bình thường.
-
Xuất hiện các ổ mủ trắng ở dưới chân răng nhưng không khiến bạn đau đớn. Nếu dùng tay chạm vào sẽ thấy đau, thậm chí thấy mủ chảy quanh chân răng. Nếu không xử lý sớm tình trạng này sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu, mất vẻ thẩm mỹ.
Khi thấy có ổ mủ trắng xuất hiện dưới chân răng bạn cần đến gặp nha sĩ để được tư vấn lấy tủy răng
-
Răng bị bể, sứt bởi sâu răng hoặc bị ngã, tai nạn khiến tủy răng bị lộ ra. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tủy.
4. Các bước lấy tủy răng
Quy trình lấy tủy răng được thực hiện nghiêm ngặt theo các bước sau đây:
4.1. Bước 1
Thăm khám tổng quát và khám răng là công việc đầu tiên. Răng cần lấy tủy cần được chụp phim. Thông qua phim chụp các nha sĩ sẽ đánh giá tổng quát tình trạng của răng: lỗ sâu, chất trám cũ, hệ thống ống tủy, nhiễm trùng ở cuống răng, hiện trạng của xương giữ răng,… để có kết luận chính xác và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Nha sĩ sẽ trao đổi với bạn kỹ càng về phác đồ chữa trị. Việc trao đổi trước khi thực hiện rất cần thiết bởi điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ về quy trình thực hiện, sắp xếp kế hoạch về mặt thời gian và tài chính để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
4.2. Bước 2
Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê để bạn không thấy đau và Cảm thấy thoải mái nhất khi thực hiện lấy tủy răng.
Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp lấy tủy đều phải gây tê. Nếu trường hợp tủy bị chết lâu ngày, răng bị mất cảm giác thì không cần phải gây tê.
Trước khi tiến hành lấy tủy bạn sẽ được gây tê để không bị đau
4.3. Bước 3
Răng được cách ly hoàn toàn khỏi những vật dụng, thuốc cùng dung dịch rửa ống tủy để chúng không rơi trúng miệng. Ngoài ra, nước bọt cũng là nguồn chứa vi khuẩn trong miệng thế nên cũng cần hút sạch để đảm bảo vô trùng tuyệt đối cũng như răng luôn khô và sạch.
4.4. Bước 4
Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dùng để tạo lối vào buồng tủy, đi vào hệ thống ống tủy để loại bỏ hoàn toàn tủy bị viêm và phần tủy còn lại, vệ sinh sạch sẽ và tạo hình cho ống tủy. Ở bước này, những dung dịch chuyên dụng bơm rửa được dùng để vệ sinh cho ống tủy.
Tùy theo các yếu tố như mức độ nhiễm trùng ở răng, hệ thống ống tủy phức tạp, khó xâm nhập,… Các bước lấy tủy, vệ sinh, tạo hình cho ống tủy có thể tiến hành trong nhiều buổi khác nhau. Giữa các buổi hẹn, nha sĩ sẽ đặt thuốc sát trùng trong ống tủy và trám răng tạm thời để ngăn thức ăn chui vào răng khiến mức độ nhiễm trùng gia tăng.
Tùy theo mức độ viêm nhiễm ở răng mà nha sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau hay nước súc miệng.
4.5. Bước 5
Khi toàn bộ ống tủy được vệ sinh sạch sẽ, tạo hình thích hợp và đánh bay cơn đau nhức,… ống tủy sẽ được trám kín với chất liệu nha khoa chuyên dụng.
Sau khi hoàn thành quá trình lấy tủy, phần thân răng phía trên được khôi phục với chất hàn mới sau khi loại bỏ hết phần sâu răng còn sót hoặc chất hàn cũ kém chất lượng. Một số trường hợp lắp chốt vào phía trong ống tủy chân răng giúp hỗ trợ chống đỡ miếng hàn mới.
Cuối cùng, 1 chụp răng hoặc mão răng được tiến hành nhằm che phủ hoàn toàn thân răng, bảo vệ răng khỏi tình trạng vỡ, nứt, khôi phục khả năng nhai tốt và kéo dài tuổi cho cho chiếc răng đã lấy tủy.
5. Chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy
-
Theo dõi các cơn đau: sau khi lấy tủy bạn không thể tránh khỏi tình trạng khó chịu. Nếu cơn đau kéo dài không khỏi hãy đến ngay cơ sở nha khoa mà bạn điều trị để được thăm khám.
-
Hạn chế sử dụng răng vừa lấy tủy để nhai và cắn. Tốt nhất không nên nhai sau khi lấy tủy vài giờ để bảo vệ chất hàn không bị bong. Bạn chỉ nên nhai sau khi răng được bảo vệ bằng chụp hoặc mão răng.
-
Nên ăn món ăn mềm, lỏng và nên cắt thành miếng nhỏ để hạn chế áp lực lên răng.
Sau khi lấy tủy bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm, lỏng để tránh làm tổn thương lên răng vừa chữa trị
-
Sử dụng đúng toa thuốc được kê bởi nha sĩ không nên tự ý dùng thuốc.
-
Chỉ nên chải răng nhẹ nhàng và lựa chọn nước súc miệng kháng khuẩn được chỉ định.
-
Tái khám đúng hẹn hoặc liên hệ ngay với nha sĩ khi chất hàn bị bong, vỡ.
Điều trị tủy răng là một thủ thuật phức tạp đối với nha khoa. Vì thế nếu muốn lấy tủy răng an toàn, chất lượng cần lựa chọn những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện điều trị tủy.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!