Các tin tức tại MEDlatec
Phân biệt, so sánh cận thị và viễn thị
- 05/07/2024 | Bạn có biết: Viễn thị bao nhiêu độ là nặng?
- 05/07/2024 | Bệnh cườm mắt là gì và hướng dẫn chăm sóc sau điều trị bệnh
- 09/06/2023 | Bé bị cận thị bẩm sinh do đâu?
1. Như thế nào là cận thị, viễn thị?
Trước khi so sánh cận thị và viễn thị, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm của từng tật khúc xạ. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì cận thị là hiện tượng người bệnh chỉ có thể nhìn thấy rõ những vật ở gần, còn vật ở xa thì nhìn mờ hoặc không thấy. Ngược lại, viễn thị là hiện tượng người bệnh có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng đối với vật ở gần thì lại nhìn mờ.
Cận thị và viễn thị làm suy giảm thị lực, tầm nhìn của người bệnh
2. So sánh cận thị và viễn thị
Khi so sánh cận thị và viễn thị, chúng ta có thể thấy giữa 2 tật khúc xạ này vừa có điểm giống nhau, vừa có nhiều sự khác biệt, cụ thể như sau.
Giống nhau
Điểm giống nhau lớn nhất giữa cận thị và viễn thị chính là đều là những tật khúc xạ về mắt rất phổ biến. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực của người bệnh, cụ thể là làm suy giảm thị lực, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi nhìn. Vì vậy mà trong sinh hoạt hàng ngày, họ gặp nhiều bất tiện và có thể đạt kết quả học tập không tốt hay đánh mất nhiều cơ hội việc làm.
Ngoài ra, cận thị và viễn thị đều có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ bị cận thị hay viễn thị thì con sinh ra cũng có nguy cao mắc tật khúc xạ giống bố mẹ. Bên cạnh đó, cận thị và viễn thị cũng có một số triệu chứng giống nhau, bao gồm:
- Mắt luôn tập trung cao độ khi nhìn một vật thể nào đó.
- Mắt hay trong trạng thái căng thẳng, mỏi, đau, khô kèm theo nhức đầu.
- Mặt nhạy cảm với ánh sáng.
- Người bệnh thường hay nheo mắt.
- Dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí là mù lòa nếu không được can thiệp và điều trị.
Cả cận thị và viễn thị đều khiến người bệnh bị mỏi mắt và đau đầu khi nhìn
Khác nhau
Điểm khác nhau khi so sánh cận thị và viễn thị là rất nhiều.
- Nguyên nhân: Nguyên nhân gây cận thị là do trục nhãn cầu dài hơn bình thường, tia sáng khi đi vào mắt hội tụ lại phía trước võng mạc. Ngoài ra, việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu sáng hay thường xuyên nhìn gần cũng gây ra cận thị.
Trong khi đó, nguyên nhân gây viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường, tia sáng khi đi vào mắt hội tụ lại sau võng mạc. Ngoài ra, các bệnh lý về võng mạc hay khối u trong mắt cũng gây viễn thị.
- Triệu chứng: Khi bị cận thị, người bệnh chỉ nhìn rõ được vật ở gần, nhìn mờ vật ở xa. Nếu bị viễn thị, người bệnh lại nhìn rõ vật ở xa nhưng nhìn mờ vật ở gần.
- Mức độ nguy hiểm: Với cận thị, mức độ nhẹ là dưới -3 Diop, trung bình là từ -3 đến -6 Diop và nặng là trên -6 Diop. Với viễn thị, mức độ nhẹ là dưới +2 Diop, trung bình là từ +2 đến +5 Diop và năng là trên +5 Diop.
- Tác hại: Nếu không được can thiệp và điều trị, cận thị có thể gây biến chứng bong rách võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp. Còn biến chứng của viễn thị là lé mắt, nhược thị.
- Điều trị: Ở mức độ nhẹ và trung bình, người bị cận thị được chỉ định đeo kính cận (thấu kính phân kỳ), còn người bị viễn thị sẽ đeo kính viễn (thấu kính hội tụ). Ở mức độ nặng thì có thể được chỉ định phẫu thuật để khôi phục lại thị lực.
Bị cận thị chỉ có thể nhìn gần, còn bị viễn thị thì có thể nhìn rõ vật ở xa
3. Biện pháp phòng ngừa cận thị và viễn thị
Trên đây là những so sánh cận thị và viễn thị. Tiếp theo, chúng ta cùng “bỏ túi” những biện pháp giúp phòng ngừa, hạn chế mắc các tật khúc xạ này.
Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt
Đầu tiên, bạn cần đảm bảo không gian sinh hoạt sáng sủa, thoáng đãng. Đặc biệt, phòng làm việc hay góc học tập phải đầy đủ ánh sáng, bao gồm cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Đây chính là một trong những điều cơ bản nhất để tránh mắc các tật khúc xạ về mắt.
Tiếp đến, trong khi làm việc hay học tập, nên có khoảng thời gian giải lao để mắt được nghỉ ngơi. Cụ thể, sau 30 - 45 phút tập trung thì bạn hãy để cho mắt được thư giãn trong 5 - 10 phút bằng cách nhìn ra xa. Cùng với đó là tư thế ngồi học hay làm việc ngay thẳng, không cong lưng, cúi đầu và nhìn sát.
Ngồi làm việc đúng tư thế trong không gian đầy đủ ánh sáng
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến một đôi mắt sáng khỏe. Đó là lý do trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, cà chua, đu đủ,…), vitamin B (đậu, trứng, thịt nạc,…), kẽm (thịt bò, thịt gà, hải sản,...), selen (hải sản, các loại hạt,…). Lưu ý là nếu bổ sung các viên uống bổ mắt thì bạn cần trao đổi với các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa trước.
Tăng cường vận động ngoài trời
Các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời cũng giúp phòng ngừa cận thị và viễn thị hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ em bởi cuộc sống hiện đại, ba mẹ bận rộn nên không có thời gian vui chơi cùng bé, thay vào đó là để bé trong nhà xem tivi, điện thoại,… Đây là nguyên nhân khiến số trẻ mắc tật khúc xạ về mắt ngày càng nhiều.
Khám mắt định kỳ
Bạn cần chủ động khám mắt định kỳ 1 - 2 lần/ năm để có thể phát hiện những bất thường ở mắt, từ đó can thiệp kịp thời. Trường hợp bị cận thị hay viễn thị thì cần đeo kính và tái khám theo lịch trình của bác sĩ để kiểm tra lại độ cận cũng như phòng ngừa các biến chứng.
Chủ động khám mắt định kỳ để phòng ngừa bệnh lý, tật khúc xạ về mắt
Bạn có thể đến kiểm tra và khám mắt tại Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để chủ động trong việc chọn lịch khám, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ khách hàng đặt lịch khám nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!