Các tin tức tại MEDlatec
Phân loại sỏi đường mật và hướng dẫn cách phòng bệnh hiệu quả
- 16/03/2022 | Nhận biết cơn đau sỏi mật qua các triệu chứng điển hình
- 28/03/2022 | Điều trị sỏi mật bằng thuốc - những vấn đề cần lưu ý
- 19/10/2021 | Những triệu chứng điển hình của sỏi mật ai cũng cần biết
- 16/03/2021 | Đau bụng dữ dội có phải là triệu chứng chính của sỏi mật?
- 15/03/2021 | Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ - thông tin ít người biết
1. Phân loại sỏi đường mật
Sỏi đường mật được phân loại dựa theo những yếu tố khác nhau như sau:
Sỏi đường mật do nhiều nguyên nhân gây ra
- Dựa theo vị trí: Có thể phân chia thành các loại sỏi như:
-
Sỏi trong gan.
-
Sỏi ngoài gan.
- Phân loại theo nguồn gốc:
+ Sỏi nguyên phát: Phần lớn những ca bệnh đều nằm trong nhóm sỏi nguyên phát. Đây chính là các loại sỏi hình thành tại đường mật.
+ Sỏi thứ phát: Là các loại sỏi được hình thành từ trước đó ở vị trí túi mật và sau đó rơi xuống đường dẫn mật.
Sỏi đường mật dù ở vị trí nào cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:
- Viêm đường mật, viêm túi mật: Sỏi có thể gây viêm đường mật nhưng khi được điều trị đúng cách và kịp thời thì tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ sớm được cải thiện. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm có thể chuyển thành áp xe khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Gây viêm tụy: Sỏi tại đường mật có thể ảnh hưởng đến ống tụy, khiến cho dịch tụy bị ứ lại và dẫn tới viêm tụy cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm.
- Ung thư đường mật: Dù không phổ biến nhưng sỏi trong đường mật có thể biến chứng thành ung thư và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Bệnh còn có thể gây tổn thương gan chẳng hạn như xơ gan, áp xe gan, suy gan,…
2. Yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh sỏi đường mật
- Một số yếu tố gây sỏi đường mật:
+ Lối sống thiếu lành mạnh: Đây là yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đường mật. Bao gồm chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và ít chất xơ; thừa cân, béo phì; người bệnh tiểu đường; các trường hợp giảm cân đột ngột,…
Người béo phì có nguy cơ bị sỏi đường mật
+ Một số yếu tố khác: Phụ nữ mang thai, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), gia đình có người bị sỏi mật, sử dụng thuốc có nồng độ estrogen cao hay những loại thuốc làm giảm cholesterol máu,...
Những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao bị sỏi mật cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách thường xuyên tầm soát sức khỏe và đồng thời có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đau hạ sườn phải là một trong những triệu chứng bệnh
- Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Khi đường mật có sỏi nhưng sỏi không làm tắc túi mật thì hầu hết bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng. Phần lớn những triệu chứng thường xảy ra khi túi mật bị viêm, cụ thể là:
+ Cơn đau sườn phải đột ngột.
+ Buồn nôn, nôn mửa.
+ Vã mồ hôi, mệt mỏi.
+ Sốt trên 39 độ kèm theo tình trạng rét run.
+ Rối loạn tiêu hóa.
3. Phương pháp điều trị và phòng tránh sỏi đường mật
- Trước hết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác. Tùy từng trường hợp, sẽ có những chỉ định cụ thể:
+ Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và loại trừ các nguyên nhân, bệnh lý khác.
+ Siêu âm: Nhằm mục đích thấy rõ sỏi mật.
+Chụp CTscan: Để có được hình ảnh về túi mật cũng như hệ thống đường mật ở trong và ngoài gan.
+ Ngoài ra, còn có một số phương pháp chẩn đoán khác có thể được áp dụng như chụp cộng hưởng từ, quét HIDA, nội soi mật tụy ngược hay siêu âm nội soi.
Siêu âm tầm soát bệnh sỏi đường mật
- Phương pháp điều trị sỏi đường mật: Trong trường hợp bệnh gây viêm túi mật, tắc mật hay rơi từ đường mật vào ruột thì cần điều trị gấp để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biện pháp phổ biến:
+ Cắt túi mật bằng mổ mở hoặc nội soi: Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái phát sỏi và cần khắc phục tình trạng này bằng cách cung cấp axit ursodeoxycholic.
+ Nội soi mật tụy ngược dòng: Bệnh nhân sẽ được gây tê. Sau đó các chuyên gia sẽ sử dụng ống nội soi có gắn camera đưa vào ống mật chủ qua đường miệng để lấy sỏi. Với phương pháp này, các bác sĩ có thể lấy sỏi ở ngay cả đoạn cuối của ống mật chủ.
+ Tán sỏi: Những trường hợp có ít sỏi có thể được áp dụng phương pháp này. Sóng xung kích có thể tác động lên sỏi mật và làm vỡ chúng. Sau đó, sỏi sẽ trôi qua đường mật và đi vào ruột non mà không gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
- Phương pháp phòng tránh bệnh sỏi đường mật
+ Nên tẩy giun 6 tháng một lần.
+ Về chế độ ăn uống: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nên ăn chín uống sôi và bổ sung những loại thực phẩm như rau xanh, trái cây. Đồng thời cần hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
+ Về chế độ luyện tập: Nên thường xuyên vận động và tập luyện những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe,… Việc tập luyện cũng giúp bạn phòng chống nhiều căn bệnh khác và giúp tinh thần của bạn được thư giãn và vui vẻ hơn.
+ Khám sức khỏe định kỳ: Như đã nói, bệnh sỏi đường mật thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, việc chủ động tầm soát bệnh là việc rất cần thiết. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp phát hiện bệnh trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và tránh biến chứng nguy hiểm.
Để được tư vấn nhiều hơn về căn bệnh này hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe gan mật, sức khỏe tổng thể, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!