Các tin tức tại MEDlatec
Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân và những điều cần lưu ý
- 18/09/2024 | Tìm hiểu triệu chứng đau dạ dày do stress và cách cải thiện
- 22/09/2024 | Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu và những lưu ý khi thực hiện
- 13/10/2024 | Xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi và việc điều trị như thế nào?
- 14/10/2024 | Ung thư dạ dày và 5 câu hỏi thường gặp
1. Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày được phân loại như thế nào?
Phương pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày là cách cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày, thường được áp dụng với những trường hợp ung thư và béo phì. Phương pháp này gồm có 4 loại chính như sau:
- Cắt tạo hình dạ dày hình ống: Người bệnh sẽ được cắt đi một phần dạ dày và sau đó, phần còn lại của dạ dày sẽ được tạo hình để đảm bảo chức năng sinh lý của dạ dày với kích thước nhỏ hơn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ít cảm thấy đói và nhanh no hơn.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật dạ dày
- Nối tắt dạ dày: Bác sĩ sẽ can thiệp để tạo ra một túi dạ dày nhỏ hơn, nối với ruột non, từ đó, giúp bệnh nhân có cảm giác no nhanh hơn và giảm hấp thụ chất khoáng.
- Thắt đai dạ dày: Là phương pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, tạo một túi nhỏ phía trên đai dạ dày. Từ đó, giúp bệnh nhân có cảm giác no nhanh hơn.
- Chuyển dòng mật tụy: Là cách cắt bỏ phần lớn thể tích dạ dày, tạo ra dạ dày hình ống, chuyển dòng ruột và cắt bỏ túi mật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có cảm giác no nhanh hơn, cơ thể hấp thụ ít calo và khoáng chất hơn.
Sau phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, bệnh nhân cần được ở lại viện để bác sĩ theo dõi thêm. Sau khoảng 12 đến 18 tháng, người bệnh có thể giảm khoảng 45kg hoặc có thể nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chất lượng sống của người bệnh cũng được cải thiện đáng kể, đồng thời giảm được nguy cơ tử vong do tình trạng béo phì và các bệnh lý đi kèm gây ra, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản, giảm nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ và tình trạng trầm cảm,...
2. Những ai cần phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân?
Một số người có nhu cầu thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị thừa cân béo phì đều cần áp dụng phương pháp này. Đây là phương pháp giảm cân rất cực đoan, có hiệu quả giảm cân nhưng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều hệ lụy và nó chỉ nên là giải pháp cuối cùng. Những trường hợp cần thực hiện phẫu thuật dạ dày bao gồm:
- Người có chỉ số BMI trên 40 hoặc chỉ số BMI dao động trong khoảng 30-39,9 và kèm theo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh xương khớp, nồng độ cholesterol cao,... thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
- Người béo phì kèm theo các bệnh lý nền có thể nguy hiểm đến tính mạng, đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng không hiệu quả.
Chỉ nên thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày nếu các phương pháp giảm cân khác không đạt kết quả
Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày chỉ là một phần trong quá trình giảm cân. Nếu muốn giảm cân thành công và cải thiện sức khỏe lâu dài, bạn cần kết hợp điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, áp dụng lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh và điều chỉnh những vấn đề về tâm lý.
3. Biến chứng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày
Khi thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
- Tiêu chảy, buồn nôn: Khi ruột non phải làm việc hết công suất để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Những biểu hiện này thường gặp trong vòng 1 giờ sau ăn.
Người bệnh có thể bị buồn nôn hay tiêu chảy sau khi phẫu thuật cắt dạ dày
- Bị trào ngược axit dạ dày.
- Nhiễm trùng hay rò rỉ vết mổ, chảy máu nội tạng.
- Rò rỉ axit vào thực quản.
- Tắc nghẽn ruột non.
- Viêm phổi.
- Tổn thương một số cơ quan lân cận.
- Suy kiệt.
Để hạn chế những biến chứng nêu trên, bạn nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ sau khi thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. Cần thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Thông thường, người bệnh có thể mất 3 đến 6 tháng để điều chỉnh và tìm ra chế độ ăn uống phù hợp với bản thân.
4. Lưu ý
Sau phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, bạn cần lưu ý một số điều sau, nhất là những vấn đề trong quá trình ăn uống:
- Nên ăn các thực phẩm được xay nhuyễn, món ăn dạng mềm lỏng.
- Sau 1 tháng, người bệnh có thể chuyển sang dạng đồ ăn mềm và cứng hơn. Tuy nhiên, để tránh gây áp lực cho dạ dày, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và loại bỏ thói quen vừa ăn vừa uống.
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Không nên uống soda và ăn những loại thức ăn chế biến sẵn.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
- Ưu tiên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và D, thực phẩm có chứa nhiều canxi, sắt.
- Sau 2 hoặc 3 tháng tính từ thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân có thể chuyển sang chế độ ăn như bình thường. Tuy nhiên, bạn không thể ăn với lượng thức ăn nhiều như trước. Đặc biệt, đối với những trường hợp phẫu thuật tạo hình dạ dày hình ống thì không nên ăn quá nhanh và ăn quá nhiều. Nếu vẫn duy trì ăn nhiều, ăn nhanh thì phần dạ dày sẽ tiếp tục giãn ra và khiến bạn tăng cân trở lại.
- Nếu thực hiện phẫu thuật nối tắt dạ dày thì bạn không nên ăn đường để tránh gặp phải tình trạng tiêu hóa khó chịu.
- Trường hợp thắt đai dạ dày thường bị khó nuốt khi ăn quá nhanh, do đó bệnh nhân cần thực hiện ăn chậm, nhai kỹ.
- Đối với các trường hợp phẫu thuật chuyển dòng mật tụy: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin trong chế độ ăn để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Bạn nên đi khám để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và kiểm tra sức khỏe
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân. Nếu gặp phải những vấn đề về sức khỏe, về chế độ dinh dưỡng hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!