Các tin tức tại MEDlatec
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nấm phổi hiệu quả
- 15/10/2022 | Tìm hiểu về căn bệnh nấm phổi và phương pháp điều trị khắc phục
- 05/05/2023 | Nấm phổi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào khi bị nấm phổi?
- 01/09/2023 | Những điều nên biết về bệnh nấm phổi
- 29/08/2024 | Chẩn đoán và điều trị nấm phổi hiệu quả trong Y học hiện đại
1. Bệnh nấm phổi là gì?
Nấm phổi chủ yếu xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi hoặc bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh mạn tính. Nếu thuộc đối tượng kể trên, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường, qua đó điều trị bệnh sớm là rất cần thiết.
Có rất nhiều loại nấm gây tổn thương phổi
Nấm phổi được chia thành hai nhóm chính, đó là nhiễm nấm cổ điển (như Histoplasmosis, Cryptococcus,...) và nhiễm nấm cơ hội (như: Aspergillus, Candida,...). Trong đó, 3 loại nấm chủ yếu gây tổn thương cho phổi là: Candida, Cryptococcus và Aspergillus.
Thực tế, triệu chứng nấm phổi khá tương đồng so với những tổn thương thường gặp khác ở phổi nên việc thăm khám gặp nhiều khó khăn. Nếu nhầm lẫn sang các loại bệnh viêm phổi khác và áp dụng phác đồ điều trị không phù hợp, tình trạng bệnh sẽ diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Để chẩn đoán và điều trị nấm phổi hiệu quả, người bệnh nên chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, thăm khám và chữa trị tại các cơ sở y tế uy tín.
2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc nấm phổi cao?
Nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu xem đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao để chủ động bảo vệ sức khỏe, giúp phòng ngừa và hạn chế tối đa sự phát triển của nấm phổi.
Bệnh nhân từng mắc bệnh phổi có nguy cơ nhiễm nấm phổi cao
Như đã phân tích ở trên, người già và người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng cần phải cẩn trọng. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng thuốc chống đào thải sau khi ghép tạng là đối tượng rất dễ suy giảm hệ miễn dịch, có rủi ro mắc bệnh cao.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh máu, người bị rối loạn dinh dưỡng hay rối loạn chuyển hóa,… cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc nấm phổi.
Việc dùng corticoid, thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch trong thời gian dài cũng là điều kiện thuận lợi để nấm tấn công và gây tổn thương phổi. Ngoài ra, bệnh nhân lao phổi cũng phải đối mặt với nguy cơ nhiễm nấm phổi.
Nếu thuộc một trong những đối tượng kể trên, bạn cần thận trọng, khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân tốt nhất.
3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh nhân nấm phổi
Nhìn chung, bệnh nấm phổi dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp, ví dụ như viêm phổi, lao phổi,... Triệu chứng của nấm phổi thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh nhân nấm phổi thường sốt cao
Đối với bệnh nhân nấm phổi, triệu chứng thường gặp có thể kể đến như: ho khan trong thời gian dài, hay cảm thấy đau ngực, cơ thể mệt mỏi,… Đa số bệnh nhân đều phải trải qua những trận sốt cao diễn ra trong thời gian dài khiến họ trở nên mệt mỏi, uể oải, ăn không còn ngon miệng và có thể sụt cân.
Thậm chí người nhiễm nấm Aspergillosis có nguy cơ ho ra máu tương đối cao, đây là triệu chứng mà chúng ta không thể chủ quan. Ngoài ra, nấm phổi cũng chính là nguyên nhân gây tình trạng khó thở, đường dẫn khí tắc nghẽn và tình trạng sưng hạch,… Nếu không được điều trị sớm, nấm sẽ lây sang các cơ quan khác và gây bệnh ở vị trí mới, ví dụ như nấm não, viêm cơ,... nghiêm trọng hơn là nhiễm nấm huyết.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nấm phổi
Nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân, do đó việc chẩn đoán và điều trị nấm phổi là vô cùng cần thiết.
4.1. Chẩn đoán nấm phổi
Để phát hiện nấm phổi, bác sĩ cần dựa vào triệu chứng của bệnh nhân và kết quả kiểm tra cận lâm sàng. Cụ thể, với bệnh nhân nhiễm nấm Aspergillus hoặc Candida, bác sĩ thường chỉ định chụp X - quang phổi hoặc CT phổi để xác định mức độ tổn thương phổi mà nấm đã gây ra. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tham khảo một vài chỉ số xét nghiệm máu, ví dụ như: chỉ số bạch cầu hoặc IgE trong máu… Với bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương hoặc viêm loét khí, phế quản, bác sĩ thường chỉ định tiến hành nội soi phế quản.
Kết quả chụp X - quang giúp bác sĩ xác định tình trạng tổn thương phổi
Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm phổi do Cryptococcus, bên cạnh kết quả chụp X - quang, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh đi xét nghiệm tìm nấm hoặc phát hiện kháng thể đặc hiệu trong cơ thể,…
4.2. Điều trị nấm phổi
Việc điều trị nấm phổi chủ yếu dựa vào vị trí tổn thương do nấm gây nên và hạn chế nguy cơ lan rộng của tế bào nấm tới các cơ quan khác. Phác đồ điều trị được điều chỉnh theo từng trường hợp khác nhau.
Trong đó, điều trị bằng thuốc kháng nấm là phương án được áp dụng rộng rãi, thuốc giúp hạn chế quá trình lây lan, phát triển của tế bào nấm. Một số loại thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến hiện nay là: fluconazol, itraconazole hoặc amphotericin B… Tốt nhất, khi dùng thuốc kháng nấm, người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ để đạt hiệu quả cao. Thông thường, người điều trị với thuốc phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới đem lại hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng thuốc thì phẫu thuật cũng sẽ được ứng dụng để điều trị nấm phổi trong một số trường hợp như loại bỏ các tổn thương ở phổi có nguy cơ phát triển thành mạn tính, dẫn lưu các ổ áp xe,...
Tốt nhất, người bệnh nên được chẩn đoán và điều trị nấm phổi tại các cơ sở y tế uy tín, có nhiều kinh nghiệm để tăng hiệu quả chữa trị và đảm bảo an toàn. Một trong những địa chỉ bạn có thể tham khảo là Hệ thống Y tế MEDLATEC, đã có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng
MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và chuyên môn giỏi. Cùng với đó là chất lượng dịch vụ xét nghiệm được đảm bảo với Trung tâm xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao chứng chỉ CAP. Không dừng lại ở đó, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như siêu âm, X-quang, MRI, CT Scan,... mang đến sự tin tưởng và hài lòng cho mọi khách hàng. Nếu có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch và được tư vấn chi tiết hơn.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được phương pháp chẩn đoán và điều trị nấm phổi hiệu quả. Để phòng ngừa căn bệnh này, các bạn hãy duy trì chế độ sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc, đeo khẩu trang khi ra ngoài và vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Ngoài ra, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!