Các tin tức tại MEDlatec

Quy trình chẩn đoán suy thận, các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Ngày 01/11/2023
Suy thận thường diễn biến âm thầm, qua nhiều giai đoạn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Chính bởi vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý về thận là điều cần thiết. Sau đây là một số thông tin về quy trình chẩn đoán suy thận, các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh có thể sẽ được áp dụng.

1. Một số biểu hiện của suy thận

Nhìn chung, kể từ giai đoạn 3, cơ thể người bị suy thận mới xuất hiện triệu chứng rõ nét. Nổi bật phải kể đến:

●       Tình trạng mệt mỏi, kém tập trung khiến hiệu suất lao động giảm sút.

●       Nhu cầu tình dục giảm.

●       Cơ thể hay bị ngứa ngáy, bứt rứt.

●       Hay bị đau lưng, tức ngực.

●       Xuất hiện nhiều vùng da bị bầm (kết quả của tình trạng rối loạn chức năng tiểu cầu).

●       Da mọc nhiều mụn hơn bình thường.

●       Đau nhức xương khớp.

●       Không còn cảm giác ngon miệng, thường xuyên chán ăn.

●       Hay bị nôn ói.

●       Cảm giác như trong miệng xuất hiện kim loại.

●       Giấc ngủ bị rối loạn.

●       Hay trong trạng thái mê man.

Suy thận thường diễn biến âm thầm và khi có triệu chứng thì bệnh đã sang giai đoạn nặng hơn

2. Các bước thăm khám, chẩn đoán suy thận

2.1. Thăm hỏi tiền sử bệnh lý

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần liệt kê tiền sử dùng thuốc, sự thay đổi trong thói quen đi tiểu trong 3 tháng gần nhất. Chẳng hạn như:

-         Tần suất đi tiểu mỗi ngày nhiều hay ít.

-         Màu sắc của nước tiểu.

-         Nước tiểu có bị lẫn máu hay không.

-         Nếu có theo dõi thì chỉ số huyết áp tăng hay giảm.

-         Những loại thuốc sử dụng trong 3 tháng gần nhất.

-         Cơ thể có xuất hiện cơn đau quặn hay không.

-         Tình trạng viêm nhiễm liên quan đến đường nước tiểu từng gặp phải.

-         Trong gia đình có thành viên nào đã và đang mắc bệnh về tim mạch, đái tháo đường, thận,... hay không.

Trong bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý

2.2. Thăm khám lâm sàng

Sau bước thăm hỏi tiền sử bệnh lý, bác sĩ tiếp tục chuyển sang bước thăm khám lâm sàng. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thận của người bệnh bằng cách quan sát bằng mắt và sờ bằng tay. Hố thắt lưng và bụng trước sẽ được quan sát kỹ để xem có bị sưng hay có khối u hay không. Người bệnh sẽ được chỉ định nằm ngửa, duỗi thẳng chân hoặc nằm nghiêng để bác sĩ quan sát và sờ để kiểm tra thận. Phương pháp sờ sẽ giúp bác sĩ xác định có khối u bất thường hoặc kiểm tra phản ứng bụng cũng như các phản ứng đau cơ bản khác. 

2.3. Thăm khám cận lâm sàng

Trong bước cuối cùng, để khẳng định những chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm luôn có khi chẩn đoán suy thận

3. Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán suy thận

3.1. Xét nghiệm máu

Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định nồng độ Creatinin của người bệnh, từ đó có thể đánh giá người bệnh có mắc suy thận hay không. 

Xét nghiệm máu trong chẩn đoán suy thận giúp xác định nồng độ Creatinin

Thực chất, Creatinin là thành phần sản sinh từ hoạt động chuyển hóa của hệ cơ bắp cùng hệ bài tiết nước tiểu. Sự biến động của chỉ số Creatinin bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính, tuổi tác. Trọng lượng cơ thể cũng tác động không nhỏ đến chỉ số này. Trường hợp không chắc chắn về kết quả kiểm tra Creatinin, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm Cystatin.

2.2. Xét nghiệm Ure máu

Tương tự như Creatinin, nồng độ Ure trong máu cũng được xem như chỉ số cơ bản hỗ trợ kiểm tra mức độ suy thận. Bởi Nito Ure là sản phẩm của hoạt động gan phân hủy protein, đồng thời bài tiết qua đường nước tiểu. Chúng có xu hướng tích tụ đến một ngưỡng cụ thể. Chỉ số nồng độ Ure tăng cao thường là dấu hiệu cho thấy nhiều hệ cơ quan đang bị suy giảm chức năng. Chẳng hạn như thận, tim,... và cảnh báo cơ thể còn bị mất nước, đường tiết niệu bị tắc nghẽn.

2.3. Xét nghiệm nước tiểu

Thông qua xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể xác định lượng nước tiểu bài tiết trong một giai đoạn cụ thể. Ngoài ra, việc phân tích các thành phần trong nước tiểu cũng giúp bác sĩ có cơ sở để đánh giá về chức năng thận của bệnh nhân, dự đoán suy thận cấp hay suy thận mạn. Từ đó, đưa ra chẩn đoán về mức độ suy thận, khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị.

2.4. Sinh thiết thận

Sinh thiết thận chủ yếu áp dụng trong trường hợp bác sĩ cần xác định mức độ tổn thương cụ thể tại vùng thận. Bên cạnh đó, kỹ thuật phân tích này còn hỗ trợ chẩn đoán, kiểm tra nguyên nhân vì sao thận lại bị suy giảm chức năng.

3. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán suy thận

Bên cạnh các xét nghiệm kể trên thì để chắc chắn hơn, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Chẳng hạn như:

-         Siêu âm: Đây phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định kích thước, vị trí thận bị tổn thương. Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp kiểm tra khu vực mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vị trí tắc nghẽn tại hệ bài tiết. Kỹ thuật siêu âm Doppler máu tiên tiến hiện giờ sẽ cho phép bác sĩ xác định chính xác các cục máu đông, vùng có nguy cơ bị vỡ động mạch.

-         Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu: Chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp đánh giá hình thái của thận và đường bài xuất, giúp phát hiện các khối u xuất hiện ở hệ tiết niệu. Ngoài ra, phương pháp chụp cắt lớp còn giúp xác định mức độ tổn thương thận, vùng áp xe và sỏi trong thận (nếu có).

-         Chụp cộng hưởng từ: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và đem lại giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu. Thông qua phần hình ảnh với độ tương phản cao, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, kiểm tra mức độ tổn thương tại thận và nhiều hệ cơ quan khác.

Thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại tại MEDLATEC

Nhìn chung, quy trình chẩn đoán suy thận áp dụng tại hầu hết các cơ sở y tế đều tương tự nhau. Tuy nhiên, mức độ chính xác còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ trực tiếp thăm khám và hệ thống cơ sở vật chất. Một đơn vị y tế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này là chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là đơn vị y tế có gần 30 kinh nghiệm, đã và đang phục vụ chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước.

MEDLATEC sở hữu lợi thế vượt trội cả về mặt cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự. Cụ thể như:

-         Trung tâm Xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ.

-         Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy CT Scan, MRI,... nhập khẩu từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

-         Đội ngũ nhân sự gồm các chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế làm việc tại Hệ thống Y tế MEDLATEC có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

MEDLATEC từng điều trị thành công không ít ca bệnh suy thận nặng. Quy trình chẩn đoán suy thận tại đây luôn đảm bảo độ chuẩn xác cao, bệnh nhân được tư vấn điều trị đúng với tình trạng bệnh thực tế. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.