Các tin tức tại MEDlatec
Sucralfate - Thuốc điều trị ngắn hạn cho người bị viêm loét tá tràng, dạ dày
- 04/02/2025 | Midazolam là thuốc gì? Công dụng và liều dùng áp dụng cho từng đối tượng
- 04/02/2025 | Thuốc Mometasone: Tác dụng trong điều trị viêm nhiễm và những lưu ý
- 06/02/2025 | Thuốc Metamfetamine với tác dụng kích thích thần kinh cần cẩn trọng khi dùng
- 06/02/2025 | Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không, dùng thuốc gì để điều trị?
- 08/02/2025 | Tự mua thuốc cảm cúm về dùng nhưng không đỡ, người phụ nữ nhập viện trong đêm vì biến chứng viêm phổi do cúm A
1. Sucralfate là thuốc gì?
Thuốc Sucralfate được tổng hợp từ hoạt chất Sucralfate. Hai dạng điều chế của biến của loại thuốc này là:
- Dạng viên nén: Hàm lượng 1g/viên.
- Dạng hỗn dịch: Hàm lượng 0.5g hoặc 1g/5ml.
Một sản phẩm Sucralfate điều chế theo dạng hỗn dịch đang lưu hành trên thị trường
Sucralfate chủ yếu dùng trong điều trị bệnh lý về dạ dày, tá tràng trong ngắn hạn. Sau khoảng 1 đến 2 tiếng sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng, thời gian tác dụng có thể kéo dài 6 tiếng.
2. Tác dụng điều trị của Sucralfate
Thành phần Sucralfate trong thuốc Sucralfate là một dạng muối nhôm của Sulfat Disacarid, hỗ trợ làm giảm triệu chứng liên quan đến bệnh lý về viêm loét dạ dày và tá tràng trong ngắn hạn. Theo đó, loại thuốc này có khả năng làm dịu vùng ổ loét, bảo vệ lớp niêm mạc, cân bằng axit của Sucralfate.
3. Chỉ định và chống chỉ định của Sucralfate
Trước khi được kê đơn sử dụng, bạn cần tìm hiểu thông tin về chống chỉ định và chỉ định của Sucralfate.
3.1. Chỉ định
Những đối tượng nằm trong nhóm chỉ định của thuốc Sucralfate sẽ bao gồm:
- Người bị viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày theo thể lành tính cần điều trị trong ngắn hạn (không quá 8 tuần).
- Người cần điều trị dự phòng hiện tượng chảy máu dạ dày ruột do ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng.
- Người bị viêm loét miệng do ảnh hưởng bởi quá trình điều trị ung thư hoặc do ảnh hưởng của vấn đề liên quan đến khu vực dạ dày và thực quản.
- Người bị viêm thực quản.
- Người cần điều trị dự phòng tình trạng viêm loét tá tràng tái diễn.
Người bị viêm loét tá tràng, viêm dạ dày có thể được sử dụng điều trị bằng Sucralfate
3.2. Chống chỉ định
Người dị ứng với các thành phần trong thuốc Sucralfate đều không nên sử dụng loại thuốc này.
4. Cách dùng và liều dùng
Thuốc Sucralfate chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng quy định cho từng đối tượng.
4.1. Cách dùng
Dạng bào chế cơ bản của Sucralfate là dạng viên nén và dạng hỗn dịch. Chính vì vậy, loại thuốc này sẽ được hấp thụ vào cơ thể theo đường uống. Thời điểm uống thuốc thích hợp là trước bữa ăn khi bụng đói hoặc uống trước lúc đi ngủ.
Mọi người nên dùng Sucralfate khi bụng đang đói
4.2. Liều dùng tham khảo
Liều lượng dùng Sucralfate được điều chỉnh theo từng đối tượng, tình hình bệnh lý cụ thể.
4.2.1. Với người trên 15 tuổi
Người trên 15 tuổi, liều lượng dùng thuốc dựa theo đặc điểm bệnh lý thường quy định như sau:
- Dùng trong điều trị viêm loét tá tràng, viêm dạ dày: Mỗi ngày uống 2 lần, liều lượng tương đương 2g/lần; hoặc mỗi ngày uống 4 lần, liều lượng khoảng 1g/lần. Thời gian dùng thuốc là từ 4 đến 8 tuần. Trường hợp cần thiết, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 12 tuần, liều dùng tối đa trong ngày không quá 8g.
- Dùng trong điều trị loét dạ dày lành tính: Mỗi ngày uống 4 lần, liều lượng vào khoảng 1g/lần. Thời gian dùng thuốc thường kéo dài trong 6 đến 8 tuần.
- Điều trị dự phòng tái phát loét tá tràng: Mỗi ngày uống 2 lần, liều lượng 1g/lần, thời gian dùng thuốc dưới 6 tháng. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể phải dùng kết hợp kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng trong điều trị phòng loét do ảnh hưởng của stress: Uống mỗi ngày 4 lần, liều lượng 1g/lần, tối đa không quá 8g/ngày.
- Điều trị phòng chảy máu dạ dày do ảnh hưởng của stress: Mỗi ngày uống 6 lần, liều lượng 1g/lần, tối đa không quá 8g/ngày.
- Dùng trong điều trị viêm loét miệng: Bổ sung dạng hỗn dịch, liều lượng 1g/10mg, súc miệng đều đặn 1 lần/ngày.
4.2.2. Với người dưới 15 tuổi
Ở trẻ dưới 15 tuổi, Sucralfate chủ yếu dùng trong điều trị dự phòng loét do ảnh hưởng của stress, liều dùng thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Cụ thể như:
- Trẻ từ 1 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Uống 250mg/lần, mỗi ngày uống 4 đến 6 lần.
- Trẻ từ tuổi 2 đến 12 tuổi: Uống 500mg/lần, mỗi ngày 4 đến 6 lần.
- Trẻ từ 12 đến 15 tuổi: Uống 1g/lần, mỗi ngày uống 4 đến 6 lần.
5. Tác dụng phụ khi dùng Sucralfate
Tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng thuốc Sucralfate là táo bón. Ít gặp hơn, người dùng thuốc có thể biểu hiện một vài triệu chứng như:
- Tiêu chảy.
- Cảm thấy buồn nôn.
- Bụng đầy hơi.
- Cảm thấy khô miệng.
- Ngứa ngáy, nổi ban đỏ.
- Chóng mặt.
- Buồn ngủ hoặc mất ngủ.
- Đau nhức đầu, đau lưng,...
Người dùng Sucralfate dễ gặp phải tình trạng táo bón
Trong một số trường hợp, người dùng thuốc sẽ cảm thấy khó thở, nổi mề đay, viêm mũi, mặt sưng.
6. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc Sucralfate
Sau đây là phần phân tích một vài lưu ý bạn nên ghi nhớ trước khi điều trị bằng thuốc Sucralfate.
6.1. Khả năng tương tác của thuốc
Sucralfate có thể khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ một vài loại thuốc. Chẳng hạn như Digoxin, Cimetidin, thuốc kháng sinh thuộc nhóm Ketoconazole, Fluoroquinolone,... Vì vậy, nếu đang dùng những loại thuốc này, bạn phải uống cách thời điểm dùng Sucralfate tối thiểu 2 giờ.
Bạn không nên dùng cùng lúc Sucralfate với thuốc kháng sinh Fluoroquinolone
6.2. Xử lý trong trường hợp uống quá liều, quên liều
Trong trường hợp dùng quá liều lượng Sucralfate quy định, bạn có thể gây hiện tượng táo bón. Khi đó, bạn cần liên hệ trao đổi với bác sĩ hoặc sớm tìm đến cơ sở y tế nếu tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng.
Còn nếu như uống thiếu liều, người dùng chỉ cần bổ sung liều thuốc đã bỏ qua. Mặc dù vậy khi nhận thấy gần đến thời điểm phải uống liều thuốc tiếp theo, bạn không nên bổ sung bằng cách uống gộp. Lúc này, bạn có thể bỏ qua liều thuốc vừa quên và uống liều thuốc kế tiếp.
6.3. Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc
Sucralfate đôi khi sẽ gây buồn ngủ, chóng mặt. Chính vì vậy, người thường xuyên lái xe, vận hành máy móc cần cẩn thận trọng khi dùng thuốc. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cũng phải tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Sử dụng Sucralfate làm tăng tích lũy nhôm trong huyết thanh, đặc biệt khi dùng dài ngày. Các trường hợp suy thận nặng nên tránh sử dụng sản phẩm có chứa Sucralfate.
Lưu ý: Toàn bộ thông tin về thuốc, bao gồm hướng dẫn về liều lượng sử dụng Sucralfate được MEDLATEC đề cập trong bài tổng hợp này chỉ có tính chất tham khảo. Khi chưa chưa thăm khám, tham khảo tư vấn của bác sĩ, bạn tốt nhất không nên tự ý mua thuốc về dùng.
Trên đây là các thông tin cơ bản tổng hợp về thuốc Sucralfate thường dùng trong điều trị viêm loét tá tràng, dạ dày. Tuy vậy để hạn chế rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe nếu nhận thấy đường tiêu hóa đang có vấn đề. Nếu chưa biết nên thăm khám tại cơ sở y tế nào uy tín, bạn có thể tìm đến với chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để chủ động đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!