Các tin tức tại MEDlatec

Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? Phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa bệnh

Ngày 18/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Bùi Thị Thanh
Viêm não là bệnh lý dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ, đe dọa đến sự sống của bệnh nhân hoặc để lại di chứng kéo dài làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Xác định được tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì có vai trò quan trọng đối với tăng hiệu quả điều trị bệnh, ngăn ngừa xảy ra biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu thông tin sau đây để biết đến tác nhân gây nên bệnh lý này.

1. Như thế nào là viêm não?

Viêm não là tình trạng viêm nhu mô não do sự xâm nhập của tác nhân gây hại hoặc biến chứng miễn dịch sau nhiễm trùng. Tình trạng viêm khiến người bệnh bị đau đầu, sốt, rối loạn tâm thần, co giật,... 

2. Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì?

Việc xác định ra tác nhân gây bệnh viêm não là gì có vai trò quan trọng đối với việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những tác nhân gây nên bệnh lý này gồm:

2.1. Virus: Tác nhân phổ biến nhất

Virus là tác nhân chính gây nên các ca bệnh viêm não. Có nhiều chủng virus khác nhau có khả năng tấn công hệ thần kinh trung ương, như:

- Virus herpes simplex (HSV)

Đây nguyên nhân gây viêm não cấp tính ở người trưởng thành. Virus này có xâm nhập vào não qua dây thần kinh vùng mặt hoặc hệ hô hấp, gây tổn thương nghiêm trọng đến tế bào thần kinh.

- Arbovirus

Các loại phổ biến của nhóm virus này là virus viêm não Nhật Bản, virus West Nile, Zika, Dengue,... Vật chủ trung gian lây Arbovirus là ve (nhện) hoặc muỗi.

- Virus cúm

Một số trường hợp virus cúm gây viêm não do phản ứng miễn dịch quá mức sau nhiễm trùng đường hô hấp, thường gặp nhất ở người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, trẻ nhỏ.

- Virus sởi, quai bị, rubella

Đây là các loại virus này gây viêm não ở giai đoạn muộn sau khi mắc bệnh, đặc biệt nguy hiểm ở các trường hợp không được tiêm phòng đầy đủ.

Virus herpes có thể gây nên viêm não cấp ở người trưởng thành

2.2. Vi khuẩn: Tác nhân gây viêm não thứ phát

Trong quá trình tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì, các chuyên gia cũng đã xác định được các loại vi khuẩn sau:

- Mycobacterium tuberculosis 

Đây là vi khuẩn tấn công màng não và mô não, gây ra phản ứng viêm mạnh, gây nên bệnh lao não.

- Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitidis

Những vi khuẩn này thường tấn công gây viêm màng não sau đó lan đến các vùng của não bộ.

2.3. Nấm: Nguy cơ cao ở người suy giảm miễn dịch

Viêm não do nấm thường gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, tác nhân chính là:

- Nấm Cryptococcus: Hay gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS hoặc người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày. Vi nấm lây lan từ phổi vào não, gây viêm não.

- Nấm Candida và Aspergillus: Hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, nhất là ở bệnh nhân ghép tạng hoặc hóa trị.

2.4. Ký sinh trùng: Nguy cơ từ thực phẩm và môi trường

Khi tiếp xúc với phân mèo, ăn thực phẩm chưa nấu chín có thể lây nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Ký sinh trùng này tấn công và gây viêm não. 

Ngoài ra, amip ăn não cũng có thể lây nhiễm qua đường mũi khi con người tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm. Viêm não do amip có tỷ lệ tử vong rất cao, thường lên đến 95%.

2.5. Tác nhân khác

Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào thần kinh cũng gây ra viêm não. Ngoài ra, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tổn thương cơ học ở đầu cũng làm tăng nguy cơ viêm não, nhất là khi có nhiễm trùng kế phát. Ngoài ra có các trường hợp viêm não do căn nguyên tự miễn. 

Người bị suy giảm miễn dịch trong một số trường hợp cũng có nguy cơ bị viêm não

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não

Để chẩn đoán đúng viêm não và xác định được tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì, bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra như:

3.1. Khai thác bệnh sử và khám lâm sàng

Đây là quá trình bác sĩ đặt ra câu hỏi để ghi nhận thông tin về các triệu chứng khởi phát, tiền sử tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và khám lâm sàng đánh giá dấu hiệu thần kinh như co giật, liệt cơ, rối loạn ý thức,...

3.2. Kiểm tra cận lâm sàng

Các hình thức kiểm tra sau thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh viêm não:

- Xét nghiệm máu: Xác định nhiễm trùng, sự hiện diện của tác nhân gây bệnh.

- Chọc dò dịch não tủy: Dịch não tủy được phân tích để tìm dấu hiệu viêm, nhiễm trùng hoặc bất thường miễn dịch.

- Chẩn đoán hình ảnh

+ Chụp MRI tìm kiếm tổn thương viêm ở não bộ.

+ Chụp CT-Scanner: Dùng trong trường hợp cần đánh giá nhanh.

- Xét nghiệm kháng thể: Tìm các tự kháng thể liên quan đến viêm não tự miễn.

- Sinh thiết não: Trong trường hợp khó xác định tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì, sinh thiết mô não có thể được thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh.

Chụp MRI giúp tìm kiếm tổn thương viêm ở não bộ, xác định tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì 

4. Cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm tác nhân gây bệnh viêm não 

Thực hiện các biện pháp sau đây có thể giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm tác nhân gây viêm não:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh

Các loại vắc xin như viêm não Nhật Bản, vắc xin sởi - quai bị - rubella,... nếu được tiêm phòng đầy đủ có thể phòng ngừa, giảm nguy cơ biến chứng viêm não.

- Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị muỗi đốt bằng cách

+ Sử dụng kem bôi hoặc xịt chống muỗi, mặc quần áo dài khi đi vào vùng nguy cơ cao.

+ Dọn dẹp khu vực có nước đọng để loại bỏ môi trường cho muỗi sinh sản.

- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân

+ Luôn dùng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi nghi ngờ tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

+ Không ăn thực phẩm không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ hoặc chưa được nấu chín.

- Giữ an toàn môi trường sống bằng cách

+ Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.

+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng để tránh sự xâm nhập của các yếu tố gây ô nhiễm.

- Tăng cường miễn dịch

Duy trì vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc giúp cơ thể được tăng cường miễn dịch để chống lại tác nhân gây viêm não.

Những thông tin từ bài viết trên hy vọng đã giúp bạn biết được tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì để biết cách phòng ngừa sự tấn công của tác nhân này. Trường hợp có các triệu chứng bất thường như đau đầu kéo dài, sốt cao, rối loạn ý thức,... quý khách hàng có thể liên hệ ngay Hotline 1900 56 56 56. Bằng cách này, quý khách sẽ được hướng dẫn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán đúng tình trạng mắc phải và biết hướng điều trị hiệu quả.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.