Các tin tức tại MEDlatec
Tai nóng - Triệu chứng hay gặp nhưng không nên xem thường
- 27/10/2024 | Nghe tiếng sột soạt, đau nhói trong tai khi đang ngủ, đến viện gắp ra con vật toàn gai ở chân
- 05/11/2024 | Lý giải hiện tượng nóng tai và những lưu ý khi chăm sóc đôi tai
- 12/11/2024 | Thời điểm nào cần đến gặp bác sĩ tai mũi họng? Nên khám ở đâu?
- 18/11/2024 | Cách xử lý khi bấm lỗ tai bị sưng
- 22/11/2024 | Xỏ khuyên tai kiêng ăn gì? Những thực phẩm cần tránh để đảm bảo mau lành vết thương
1. Tai nóng là dấu hiệu của bệnh gì?
1.1. Nhiễm khuẩn tai
Một trong những triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn tai, có thể do các bệnh lý như viêm sụn vành tai, viêm tấy chít hẹp ống tai, viêm tai giữa cấp..., cùng với đó là các dấu hiệu như:
- Đau tai, đau từ sâu trong ống tai đau lan ra ngoài vành tai, chạm tai bệnh nhân có thể đau nhói nhăn mặt.
- Xuất hiện cảm giác khó chịu, đầy trong tai.
- Nghe kém do tai bị viêm không dẫn truyền được âm thanh.
- Vùng da tại vành tai đỏ.
- Nếu nhiễm khuẩn nặng tai có thể chảy mủ từ lỗ tai ra ngoài, vành tai biến dạng đẩy lệnh ra đằng trước.
- Kèm theo nhiễm khuẩn vùng tai người bệnh thường có các dấu hiệu bất thường vùng mũi họng: ngạt mũi, chảy dịch mũi, đau rát họng.
- Các dấu hiệu toàn thân phối hợp: sốt, mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém.
Tai nóng - một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị nhiễm khuẩn tai
Trong đó, cơn đau thay đổi tùy theo mức độ nhiễm trùng. Nếu nhận thấy triệu chứng không giảm bớt ngay cả khi đã áp dụng biện pháp chườm ấm, bạn tốt nhất nên đi khám.
1.2. Hội chứng tai đỏ (Red ear syndrome – RES)
Hội chứng này gây tình trạng đỏ, rát tại một bên tai. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng khó chịu sẽ xuất hiện ở cả hai bên tai. Hiện tượng tai bị nóng, nổi mẩn đỏ thường kéo dài trong vài tiếng hoặc vài ngày, có thể lặp đi lặp lại.
Nguyên nhân gây hội chứng đỏ tai có thể là do tai bị tác động vật lý, ảnh hưởng của hoạt động nhai hay gắng sức. Ngoài ra, tình trạng đau nửa đầu liên quan đến hệ tự chủ của thần kinh sinh ba do rối loạn điều hòa ở thân não đôi khi cũng dẫn đến hội chứng này. Tỉ lệ gặp hội chứng tai đỏ chiếm 20 - 25% trong các bệnh nhân đến khám tại phòng khám tâm thần kinh vì đau nửa đầu.
Dù là nam hay nữ, đang ở lứa tuổi nào, bạn đều có thể mắc phải hội chứng đỏ tai. Bên cạnh hiện tượng đỏ tai, cơ thể còn biểu hiện nhiều triệu chứng khác như nổi đỏ tại một bên má, chảy nước mắt hoặc mắt bị kích thích.
Tác động vật lý mạnh vào tai dễ gây hội chứng tai đỏ khiến tai bị nóng
1.3. Viêm đa sụn tái phát
Viêm đa sụn tai tái phát (Relapsing Polychondritis - RP) là một dạng bệnh lý tự miễn gây tổn thương cấu trúc sụn ở nhiều cơ quan trong đó có thể gặp ở vùng sụn của vành tai. Người bị mắc căn bệnh này tại vùng tai thường biểu hiện những triệu chứng như:
- Đột ngột xuất hiện cơn đau tại một vùng tai.
- Tai bị sưng và đau.
- Thường kèm theo đau nhức vùng sụn sống mũi.
Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tụ dịch, áp xe thậm chí hoại tử sụn mất thính lực. Do vậy nếu nhận thấy triệu chứng nghi ngờ của bệnh lý viêm đa sụn tai tái phát, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám càng sớm càng tốt.
1.4. Chàm bã nhờn
Bệnh lý này gây tình trạng tăng tiết bã nhờn da. Trong đó, vùng da hay bị tiết nhờn nhất là vùng đầu và vùng mặt. Ngoài ra, vùng tai cũng dễ bị ảnh hưởng. Khi đó, người bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng như nóng tai, tai bị sưng đỏ, xuất hiện mảng vảy, đau, ngứa ngáy.
2. Nguyên nhân khác khiến tai bị nóng
2.1. Cháy nắng
Bên cạnh ảnh hưởng của bệnh lý, tai nóng đơn giản có thể là biểu hiện của tình trạng cháy nắng. Theo đó, ánh nắng mặt trời dễ tác động đến vùng tai gây triệu chứng khó chịu như đau tai, nóng tai, sưng tai, tai bị phồng rộp, ngứa ngáy, da bị bong tróc nhanh sau vài ngày. Mặc dù hiếm khi gây nguy hiểm nhưng tình trạng cháy nắng lại khiến cơ thể gặp phải nhiều khó chịu. Trong đó, tác động của nắng nóng dễ làm cơ thể lên cơn sốt, mệt mỏi.
Cháy nắng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tai bị nóng
Theo các chuyên gia, người bị cháy nắng cần chú ý chăm sóc da, uống nhiều nước, thực hiện biện pháp giảm bỏng hay giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ,... nhằm giúp vết cháy nắng nhanh phục hồi hơn.
2.2. Dị ứng
Trong nhiều trường hợp, triệu chứng tai nóng có thể là do tình trạng dị ứng do bị côn trùng đốt, sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay dầu gội đầu không phù hợp, dị ứng với trang sức,... Phần lớn người bị dị ứng đều nổi mề đay, cảm thấy nóng tại vùng tai, da mẩn đỏ, ngứa rát.
2.3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân do cháy nắng và dị ứng, sự thay đổi của nội tiết tố cũng có khả năng dẫn đến tình trạng nóng tại. Nhất là ở phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, người phải hóa trị khiến nội tiết tố thay đổi.
Khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, bạn cũng có thể bị nóng tai
Bên cạnh đó việc sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, tập luyện thể dục thể thao quá sức, sự thay đổi của nhiệt độ môi trường,... cũng là nguyên nhân khiến tai nóng.
3. Cần làm gì để bảo vệ đôi tai?
Tình trạng nóng tai có thể phần nào được phòng tránh nếu bạn chú ý đến việc bảo vệ đôi tai thông qua biện pháp đơn giản như:
- Không lạm dụng lấy ráy tai thường xuyên: Ráy tai là sự tích tụ của chất nhờn, tế bào chết tồn tại ở trong tai. Tác dụng của ráy tai là ngăn chặn sự xâm nhập vùng côn trùng, bụi bẩn, giữ ẩm và hỗ trợ phòng ngừa nhiễm khuẩn. Do đó, bạn không nên lấy ráy tai một cách quá thường xuyên để tai được bảo vệ hiệu quả hơn.
- Không dùng vật nhọn tác động vào tai: Trong mọi trường hợp, bạn không dùng vật nhỏ như que tăm hay đầu bút tác động vào tai. Bởi hành động này vô tình đã tác động vào niêm mạc ống tai của tai, có nguy cơ làm màng nhĩ bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý viêm ống tai, chấn thương màng nhĩ.
- Bảo vệ tai trong lúc bơi lội: Trong khi bơi lội, bạn cần đeo ống bịt tai để ngăn chặn nước tràn vào tai do nước trong bể bơi vẫn có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, nấm. Nếu xâm nhập vào tai, chúng dễ gây tình trạng viêm nhiễm, khiến tai bị sưng, nóng, chảy mủ. Ngoài ra, sau khi bơi xong, bạn cũng nên làm sạch tai bằng nước muối sinh lý, dùng tăm hoặc khăn bông lau sạch.
- Không bật âm lượng lớn khi đeo tai nghe: Bật âm lượng lớn khi đeo tai nghe có thể làm thính lực suy giảm. Thậm chí, đây còn là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng điếc đột ngột. Do vậy để bảo vệ đôi tai, bạn không nên bật âm lượng quá lớn khi đeo tai nghe và thời gian trung bình nên giới hạn dưới 30 phút/ngày.
Bạn không nên lấy ráy tai một cách quá thường xuyên
Nếu nhận thấy triệu chứng khó chịu ở tai không thuyên giảm, bạn không nên chủ quan. Lúc này, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra, áp dụng biện pháp can thiệp sớm tránh biến chứng không đáng có.
Tùy theo mức độ tổn thương, nguyên nhân khiến tai nóng, bác sĩ sẽ tư vấn cách thức điều trị phù hợp nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thính lực cũng như sức khỏe. Nếu phân vân chưa biết nên khám tai ở đâu, bạn có thể lựa chọn chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với lịch sử phát triển gần 30 năm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!