Các tin tức tại MEDlatec

Tại sao mũi có mùi hôi? Chỉ điểm 8 nguyên nhân chính

Ngày 10/02/2023
Hiện tượng xuất hiện mùi hôi ở mũi gây ra cảm giác khó chịu, tự ti và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của không ít người. Vậy tại sao mũi có mùi hôi và nên làm thế nào khi gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tham khảo bài viết của MEDLATEC được chia sẻ bên dưới đây để tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc đó. 

1. Tại sao mũi có mùi hôi?

Trước tiên, đi tìm câu trả lời cho thắc mắc tại sao mũi có mùi hôi, hiện tượng này có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra:

1.1. Viêm xoang

Đây là bệnh lý xảy ra khi xuất hiện tình trạng bị viêm tại các mô xoang ở bên trong khiến quá trình dẫn lưu dịch tiết có sự gián đoạn, dẫn đến việc dịch nhầy bị ứ trệ.

Nghẹt mũi, hốc mắt bị đau, đau vùng trước trán, đau họng, ho, mệt mỏi,... là các triệu chứng của bệnh. Trong đó, hiện tượng có mùi hôi ở mũi thường gặp ở người mắc viêm xoang mạn tính (khi bệnh kéo dài với thời gian trên 3 tháng).

Mùi hôi ở mũi là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân bị viêm xoang mạn tính

1.2. Viêm tiền đình mũi

Những dấu hiệu biểu hiện của bệnh viêm tiền đình mũi bao gồm: mũi bị sưng đau, đầu mũi đỏ và viêm, nghẹt mũi, mũi có mùi hôi, có mụn nhọt bên trong mũi, vùng xung quanh mũi thường nóng và đỏ hơn so với lúc bình thường,...

Bệnh lý này là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại vị trí ở phần trước của mũi, do có sự xâm nhập của vi khuẩn Staphylococcus vào niêm mạc mũi qua vết xước hoặc tổn thương ở mũi.

1.3. Trĩ mũi

Trĩ mũi (hay viêm mũi teo) là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc mũi với nhiều nguyên nhân như: do yếu tố bẩm sinh, nội tiết tố hay do nhiễm vi khuẩn.

Bệnh thường làm xuất hiện mủ màu xanh hay màu vàng ở mũi kèm theo mùi hôi tanh gây khó chịu. Bên cạnh đó, còn làm hốc mũi ứ nhiều vảy động, dễ bị bong tróc gây mùi hôi ở lỗ mũi.

1.4. Bệnh Phantosmia

Bệnh Phantosmia chủ yếu gặp ở nữ giới xảy ra khi ngửi thấy mùi không có thật. Người mắc phải bệnh thường xuyên ngửi thấy mùi hôi ở mũi dù những người xung quanh không ngửi thấy được bất kỳ mùi gì. Cùng với đó, khả năng nhận biết, xác định mùi của người bệnh cũng bị mất đi.

Người bị bệnh Phantosmia thường ngửi thấy mùi hôi không có thật ở mũi

1.5. Polyp mũi

Polyp mũi cũng là một nguyên nhân khác có thể trả lời cho câu hỏi tại sao mũi có mùi hôi. Đây là những khối u có tính chất lành tính, hình thành do phản ứng viêm mạn tính.

Nếu khối u có kích thước lớn có thể làm cho quá trình dẫn lưu các dịch tiết của đường hô hấp từ mũi ra bên ngoài bị cản trở. Khi lượng dịch tiết ứ đọng trong mũi với một thời gian dài có thể dẫn đến nghẹt mũi, ngứa mũi và gây mùi hôi khó chịu.

1.6. Viêm mũi nhiễm trùng

Viêm mũi nhiễm trùng là bệnh có thể do virus, vi khuẩn gây ra, làm niêm mạc mũi bị phù nề. Không chỉ vậy, bệnh còn có những triệu chứng khác như nghẹt mũi, xuất hiện dịch tiết kèm mủ và mùi hôi ở lỗ mũi, chảy nước mũi, mũi sưng nóng và đau nhức, cổ họng đau rát, ớn lạnh,...

1.7. Sâu răng

Sâu răng là một nguyên nhân gián tiếp làm xuất hiện mùi hôi ở mũi. Cụ thể, vi khuẩn gây nên tình trạng này có xu hướng di chuyển đến các vùng lân cận như vòm họng, amidan, mũi. Sau đó, ngày càng phát triển gây nhiễm trùng, làm xuất hiện mùi hôi ở mũi.

Sâu răng là một nguyên nhân gián tiếp gây nên mùi hôi ở mũi

1.8. Ung thư mũi xoang

Đây là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, phần lớn là ở nam giới. Cụ thể, bệnh là sự xuất hiện của khối u ác tính bên trong niêm mạc hoặc xoang mũi.

Bệnh có các dấu hiệu nhận biết là chảy máu cam, thường bị nghẹt một bên mũi, khó khăn khi nghe, thị lực giảm, chảy dịch ở mũi, mặt tê bì, mũi có mùi hôi, đau đầu, ù tai,...

2. Nên làm gì khi gặp phải tình trạng mũi có mùi hôi?

Như vậy, bạn đã biết được một số nguyên nhân lý giải cho vấn đề tại sao mũi có mùi hôi. Theo đó, hiện tượng này có thể là một dấu hiệu cho thấy sự bất thường về sức khỏe của người bệnh, cảnh báo xuất hiện tổn thương ở mũi hoặc cơ quan lân cận.

Do đó, việc không nên bỏ qua là đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là khi tình trạng này đã kéo dài trong thời gian từ 5 ngày đến 10 ngày mà vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Thông qua đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra.

Nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán chính xác khi mũi có mùi hôi

Về các phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc uống hay thuốc xịt mũi, thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u,... dựa vào căn nguyên cụ thể gây ra tình trạng này ở từng trường hợp bệnh nhân.

Đi kèm với đó, để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tiến hành điều trị bệnh, cũng có một số biện pháp chăm sóc tại nhà mà bệnh nhân nên lưu ý đến như: thực hiện vệ sinh mũi và răng miệng đúng cách; uống nhiều nước; hạn chế các loại đồ ăn chiên rán, thức ăn có nhiều dầu mỡ; bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại rau xanh và trái cây tươi;...

Thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã được tìm hiểu về một số nguyên nhân giải đáp cho thắc mắc tại sao mũi có mùi hôi và nên làm gì khi đối diện với tình trạng này.

Nếu quý khách hàng vẫn đang cảm thấy hoang mang, lo lắng trước tình trạng mũi có mùi hôi hoặc bất cứ vấn đề bất thường nào xảy ra ở mũi, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được các tổng đài viên kịp thời đưa ra những tư vấn và hỗ trợ hữu ích.

Hoặc trực tiếp đến tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, quý khách hàng sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, xác định rõ ràng tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị tối ưu.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.