Các tin tức tại MEDlatec
Tăng Natri máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng ngừa
- 05/01/2023 | Natri Clorid là thuốc gì? Tác dụng và cách dùng ra sao?
- 08/06/2023 | Hạ natri máu: Triệu chứng và cách điều trị bệnh
- 30/07/2022 | Làm cách nào để xử trí tăng kali máu?
- 28/04/2023 | Triệu chứng hạ kali máu và cách điều trị
- 05/07/2024 | Điểm danh 8 tác dụng của Kali cho sức khỏe
1. Thế nào là tăng Natri máu?
Tăng Natri máu là tình trạng nồng độ Natri cao hơn mức giới hạn trung bình. Thực tế, nồng độ Natri huyết thanh bình thường sẽ nằm trong khoảng 135 mmol/L đến 145 mmol/L. Tăng Natri máu được xác lập khi lượng Natri huyết thanh cao hơn mức 145 mmol/L. Trường hợp Natri vượt ngưỡng 160 mmol/L, cơ thể sẽ biểu hiện triệu chứng, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Tăng Natri máu là một biểu hiện của tình trạng rối loạn điện giải
Tăng Natri máu thường được chia theo nhóm nguyên nhân như sau:
- Tăng Natri máu kèm giảm thể tích.
- Tăng Natri máu kèm tăng thể tích.
- Tăng Natri máu thể tích bình thường.
Tăng Natri máu thực chất là hiện tượng rối loạn điện giải, có nguy cơ xuất hiện ở bệnh nhân đang nằm viện. Trong đó, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị hạn chế tri giác,... dễ bị tăng Natri.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng Natri máu
2.1. Tăng natri máu giảm thể tích
Tăng natri máu giảm thể tích có thể do tiêu chảy, nôn, bỏng, đổ nhiều mồ hôi gây mất nước điện giải. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể mất qua thận như dùng thuốc lợi tiểu quai, dùng lợi tiểu thẩm thấu dẫn đến giữ muối nước.
Cơ thể mất nước dễ dẫn đến tình trạng tăng Natri máu
2.2. Tăng natri thể tích máu bình thường
Tăng natri thể tích máu bình thường gây thở nhanh. Tình trạng này có thể do sốt mất nước ngoài thận, đái tháo nhạt trung ương, đái tháo nhạt nguyên nhân từ thận.
2.3. Tăng natri thể tích máu tăng
Tăng natri thể tích máu tăng do sử dụng dung dịch muối ưu trương nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, u tuyến thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh.
2.4. Nguyên nhân khác
Bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi sức, được nuôi ăn bằng Bicarbonate Natri theo dạng dung dịch đậm đặc có thể bị tăng Natri máu kèm hiện tượng tăng thể tích. Ngoài ra, tình trạng tăng Natri đôi khi còn đến từ một vài nguyên nhân khác như ngộ độc muối, cơ thể hấp thụ muối mất kiểm soát, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và người lớn gặp vấn đề về thần kinh.
3. Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị tăng Natri máu
Dấu hiệu ban đầu của tình trạng tăng Natri là cơ thể cảm thấy khát nước, yếu ớt, hay buồn nôn, chán ăn. Nếu hiện tượng này diễn biến ngày càng nghiêm trọng, cơ thể dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, xuất hiện cơn co giật, xuất huyết trong, xuất huyết não.
Khát nước là triệu chứng đặc trưng ở người bị tăng Natri
Trong đó, khát nước là triệu chứng cảnh báo đầu tiên. Lúc này, cơ thể có xu hướng bổ sung nước liên tục. Khi nồng độ muối ngày càng tăng làm tế bào não bị co rút, cơ thể có thể rơi vào trạng thái rối loạn tri giác, lên cơn co giật, thậm chí là hôn mê.
Triệu chứng nghiêm trọng thường xuất hiện khi Natri huyết tương vượt 157 mmol/L so với mức nồng độ máu. Trường hợp huyết tương vượt 180 mmol/L có thể là dấu hiệu cảnh báo tử vong. Mặc dù vậy, tình trạng Natri huyết tương tăng cao hiếm khi xuất hiện nếu bệnh nhân không mắc bệnh lý nghiêm trọng.
Dấu hiệu cảnh báo các dạng tăng Natri máu gần như không quá khác biệt, không mang tính đặc hiệu. Chính vì vậy trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ phân tích kỹ, loại trừ với sự giảm thấp Protein gây hiện tượng tăng Natri giả.
4. Phương pháp chẩn đoán, điều trị
4.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị tăng Natri máu hay không, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm máu để xác định nồng độ Natri. Cùng với đó, bác sĩ cần thăm khám và kiểm tra triệu chứng, phân biệt Natri tăng với một số dạng rối loạn điện giải khác.
Tình trạng tăng Natri có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu
4.2. Điều trị
Khi đã được chẩn đoán bị tăng Natri, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Phác đồ điều trị cho người bị tăng Natri máu cần dựa vào đặc điểm thể tích ngoại bào (thể tích ngoại bào đang trong tình trạng thừa, thiếu hay bình thường).
Nếu như tăng Natri đến từ nguyên nhân thiếu nước, phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng là bù điện giải, điều hòa lượng nước trong cơ thể. Lúc này, việc bù nước cần thực hiện theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
Thế nhưng, khi truyền một lượng lớn nước vào tĩnh mạch dễ dẫn tới tình trạng giảm áp suất máu, làm tăng nguy cơ vỡ hồng cầu. Chính vì thế, bác sĩ thường sử dụng kết hợp dung dịch Dextrose hoặc nước muối sinh lý. Mặc dù vậy nếu điều chỉnh quá gấp gáp, cơ thể có nguy cơ phải đối mặt với tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Phác đồ điều trị cho người bị tăng Natri phụ thuộc vào đặc điểm thể tích ngoại bào
Trường hợp tăng Natri máu đến từ nguyên nhân bệnh lý như đái tháo đường liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết tại não, bệnh nhân cần bổ sung Desmopressin. Trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường nhạt do vấn đề liên quan đến thận, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định sử dụng các loại thuốc tăng lượng đào thải nước qua thận.
5. Cách phòng ngừa tình trạng tăng Natri máu
Để phòng ngừa tình trạng tăng Natri máu, bạn nên áp dụng một vài biện pháp đơn giản như:
- Bổ sung cho cơ thể đủ nước, để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước.
- Nếu sống trong khu vực thời tiết nóng, cơ thể có xu hướng bị tiết mồ hôi nhiều hơn, bạn lại càng phải tích cực bổ sung nước.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, không dung nạp muối quá mức.
- Điều trị kiểm soát ảnh hưởng của bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận.
Hi vọng thông qua chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu chính xác hơn về tình trạng tăng Natri máu. Nếu như nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động đi khám tại địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!