Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc sắt cho bà bầu nên được bổ sung như thế nào thì hiệu quả?
- 01/08/2023 | MEDLATEC - nơi mẹ bầu yên tâm làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Bình Định
- 31/08/2024 | Có nên dùng thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu 3 tháng đầu không?
- 31/08/2024 | Tiêu chí lựa chọn và cách dùng dung dịch vệ sinh cho bà bầu
- 04/09/2024 | Điểm danh 5 cách trị táo bón cho bà bầu nhanh nhất qua sinh hoạt hàng ngày
- 07/09/2024 | Vai trò của DHA cho bà bầu và gợi ý một số thực phẩm giàu DHA
1. Sự quan trọng của sắt với phụ nữ mang thai
Sắt là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng để tạo hồng cầu, enzyme cho hệ miễn dịch. Nhờ vậy, cơ thể có thể chống chọi lại hiệu quả hơn trước các tác nhân gây bệnh. Phụ nữ mang thai là thường có nguy cơ cao bị thiếu sắt nên việc bổ sung sắt kịp thời lúc này đóng vai trò quan trọng.
Bên cạnh hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, sắt còn mang đến nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu. Cụ thể như:
- Hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy ở cả mẹ và thai nhi, phòng ngừa tình trạng thiếu máu.
- Giúp mẹ bầu ăn ngon miệng và dễ ngủ hơn.
- Phòng tránh tình trạng mệt mỏi do cơ thể thiếu oxy lên não.
- Giảm nguy cơ sinh thiếu tháng.
- Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng sau sinh, băng huyết.
- Hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở thai nhi.
Thực tế, thiếu sắt có thể bổ sung theo nhiều nguồn như thông qua các sản phẩm viên sắt, thực phẩm giàu sắt.
Cần bổ sung sắt ngay từ các tháng đầu tiên của thai kỳ
2. Thời điểm thích hợp để bà bầu bổ sung sắt
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thai phụ nên bổ sung sắt ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trường hợp có kế hoạch sinh con, chị em hãy chủ động bổ sung sắt trước thời điểm mang thai từ 1 đến 3 tháng.
Bên cạnh bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống, chị em có thể dùng thêm viên uống sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Lưu ý khi chọn và dùng thuốc sắt cho bà bầu
3.1. Dùng đúng liều lượng
Lượng sắt trung bình mỗi chị em hấp thụ trong ngày cần đảm bảo mức tối thiểu 15mg. Đến thời kỳ mang bầu, lượng sắt cơ thể cần tiêu thụ cần tăng lên 30mg đến 60mg mỗi ngày. Nếu không hấp thụ đủ lượng sắt tối thiểu, mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu, khiến thai nhi khó phát triển bình thường.
Còn Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), ngay khi phát hiện mang thai, chị em đã phải bổ sung viên sắt hàng ngày. Lượng sắt trung bình cơ thể cần hấp thụ lúc này vào khoảng 60mg/ngày, cùng với đó là khoảng 400mg/ngày Acid Folic. Song song với việc dùng thuốc sắt cho bà bầu, mẹ bầu có thể kết hợp dùng thêm thực phẩm chức năng bổ trợ tăng cường sắt, Acid Folic.
3.2. Thực phẩm có thể kết hợp cùng thuốc sắt cho bà bầu
Thực tế, cách bổ sung sắt hiệu quả và an toàn nhất vẫn là qua chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, lượng sắt trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường chất lượng hơn so với sắt trong thực vật.
Các loại nội tạng động vật (gan, tim), hải sản (cá, hàu,...), thịt đỏ, lòng đỏ trứng, những loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,... đều rất giàu sắt, tốt cho bà bầu. Một số loại trái cây sấy khô cũng chứa khá nhiều sắt.
Những loại rau có màu xanh đậm đều chứa nhiều sắt
Bên cạnh sắt, mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm Acid Folic, Folate, vitamin B12,... Vì đây là những nhóm chất cần có cho hoạt động tạo máu. Song song với việc ưu tiên hấp thụ sắt thông qua thực phẩm, bà bầu cần sử dụng thêm cả thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.3. Một vài lưu ý khác
Để quá trình bổ sung sắt có hiệu quả, chị em cần ghi nhớ và thực hiện một vài lưu ý quan trọng sau đây:
- Không uống sắt trong lúc bụng đang đói. Thời điểm phù hợp để uống sắt là sau bữa ăn 1 đến 2 tiếng.
- Nên kết hợp đồng thời sắt cùng các loại phẩm giàu, đồ uống Vitamin C như nước chanh, nước ép cam,...
- Không nên uống chung với sữa, thực phẩm giàu canxi. Bởi canxi có thể cản trở quá trình cơ thể hấp thụ sắt.
- Hãy uống nhiều nước sau khi dùng sắt.
- Tích cực bổ sung thực phẩm chứa lượng chất xơ dồi dào để phòng ngừa tình trạng táo bón khi bổ sung sắt.
- Nên dùng nước đun sôi để nguội uống cùng viên sắt.
- Hạn chế sử dụng một số đồ uống dễ làm giảm tác dụng của sắt như cà phê, trà.
- Tuân thủ liều lượng, thời điểm dùng viên sắt theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể sau khi uống viên sắt. Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần dừng uống và báo với bác sĩ.
Mẹ bầu nên dùng chung viên sắt với các loại thức uống giàu Vitamin C
4. Tác dụng phụ bà bầu có thể gặp phải khi bổ sung sắt
Trong trường hợp bổ sung quá nhiều sắt, cơ thể mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Tụt huyết áp.
- Chóng mặt.
- Nhịp tim tăng nhanh.
- Cơ thể ốm yếu.
- Khó thở.
- Hay bị đau đầu,…
Chóng mặt - một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị ngộ độc sắt
Các triệu chứng trên cho thấy thai phụ đang bị ngộ độc sắt. Thậm chí, nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, chị em có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm hơn như xơ gan, tiểu đường.
Chính bởi vậy, việc bổ sung sắt cho bà bầu không nên thực hiện một cách bừa bãi mà phải theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên môn. Vì tình trạng thừa hay thiếu sắt đều không tốt cho mẹ bầu cũng như thai nhi.
Thuốc sắt cho bà bầu trên thị trường hiện nay rất đa dạng nên việc bổ sung sắt cần phải thực hiện một cách cẩn trọng. Tốt nhất, mẹ bầu nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn thêm về chế độ ăn uống, bổ sung sắt. Một địa chỉ y tế uy tín chị em có thể lựa chọn là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!