Các tin tức tại MEDlatec
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu chảy là gì?
Từ khóa chính: Tiêu chảy là gì
Tiêu chảy là gì? Cách phòng ngừa và điều trị tiêu chảy
Tiêu chảy là một bệnh lý khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy khá đa dạng, nhưng đa phần là do ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Vậy cụ thể tiêu chảy là gì? Nhận biết bệnh có dễ không?
1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Người bị tiêu chảy thường có biểu hiện đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước.
Tiêu chảy là gì: Một dạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra phân lỏng kèm nước
Tiêu chảy được phân cấp độ từ nhẹ cho đến nặng với 4 cấp độ dựa trên những yếu tố như thời điểm mắc bệnh, cơ chế gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và đặc điểm của phân khi đi ngoài. Cụ thể:
● Tiêu chảy cấp tính.
● Tiêu chảy mạn tính.
Thông thường, tiêu chảy có thể khỏi sau một thời gian ngắn điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt. Nhưng một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được kiểm soát. Vậy nên, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên chủ động đi khám để được điều trị.
2. Một số nguyên nhân gây bệnh
2.1. Bị nhiễm khuẩn đường ruột
Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và kích thích các mô ở bên trong đường tiêu hóa, từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm khiến bạn bị tiêu chảy. Đa phần những trường hợp này là do nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, có chứa các vi khuẩn như Salmonella, Clostridium, vi khuẩn tụ cầu,... có thể dẫn đến ngộ độc.
2.2. Vệ sinh không đảm bảo
Điều kiện vệ sinh không đảm bảo cũng có thể khiến các vi khuẩn dễ dàng lây lan gây nên tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng. Đó cũng là lý do vì sao, mỗi cá nhân cần chú ý hơn đến việc đảm bảo và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như không gian sống để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Tay chạm bẩn và không vệ sinh cẩn thận cũng là nguyên nhân gây bệnh
2.3. Sự rối loạn các vi sinh đường ruột
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức có thể vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột sẽ bị mất cân bằng, rối loạn khiến quá trình hấp thu suy giảm và làm tăng nhu động ruột. Kéo theo đó, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài nhiều lần ra phân lỏng hoặc phân sống.
2.4. Do cơ thể không hấp thu đường
Cơ thể không thể dung nạp được đường từ các loại trái cây, sữa, mật ong,... cũng là một trong những lý do khiến bạn bị tiêu chảy khi vô tình ăn phải những loại thực phẩm này. Hoặc nếu cơ thể bị thiếu hụt các loại men như sucrase-isomaltase hay lactase,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tiêu chảy.
2.5. Bị ngộ độc thực phẩm
Những món ăn bị ôi thiu, bị nhiễm độc hoặc có chứa những loại phụ gia độc hại cũng có thể khiến cho người ăn vào bị tiêu chảy. Bệnh nhân bị ngộ độc có thể xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình như bị đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao,... Nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm còn bị co giật và thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp lúc.
Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cũng có dấu hiệu bị tiêu chảy
2.6. Bị hội chứng ruột kích thích
Bệnh này xuất hiện do thay đổi của thói quen ăn uống hoặc sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó. Nguyên nhân được nêu ra là do nhu động ruột bị co thắt trong thời gian dài khiến cho lượng thức ăn ở trong đường ruột di chuyển với tốc độ nhanh hơn. Theo đó, nguồn nước không thể tái hấp thu hoặc sản sinh ra quá mức từ niêm mạc ruột có thể khiến bạn bị tiêu chảy.
2.7. Bệnh viêm đại tràng
Những bệnh nhân bị viêm đại tràng thường đi kèm với tình trạng rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả tiêu chảy. Bệnh lý này là do các loại hệ tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,... hoặc do tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hay bị áp lực,... gây nên.
3. Các triệu chứng của bệnh lý tiêu chảy là gì?
Những bệnh nhân bị tiêu chảy thường bị đi ngoài nhiều lần trong ngày (khoảng từ 3 lần trở lên) với dạng phân lỏng có kèm nước. Bên cạnh đó, những người bị tiêu chảy cũng có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:
Bệnh nhân bị tiêu chảy có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác
● Đầy bụng và sôi bụng.
● Có biểu hiện đi ngoài liên tục, lúc đầu đi ra phân lỏng và sau đó thì toàn là nước.
● Nôn, trớ thức ăn, nước có màu trong hoặc vàng nhạt.
● Người luôn mệt mỏi.
● Bị chuột rút.
● Các biểu hiện cơ thể bị mất nước từ nhẹ cho đến nặng như: bị khát nước, da khô, mắt trũng xuống, chân tay lạnh,...
4. Các biện pháp điều trị
Đa số những trường hợp bị tiêu chảy ở cấp độ nhẹ có thể tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắn. Thế nhưng, khi bệnh nhân bị tiêu chảy trong nhiều ngày liền và có dấu hiệu nặng hơn, đi kèm những triệu chứng nghiêm trọng khác thì nên đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và lên phương án điều trị kịp thời.
Một vài phương pháp điều trị đơn giản có thể kể đến như:
● Bù nước và các chất điện giải: Đây là việc cơ bản và cần thiết nhất để bù nước kịp thời cho cơ thể.
● Sử dụng thuốc kháng sinh: để loại trừ vi khuẩn, ký sinh trùng gây tiêu chảy. Tuy nhiên, khi nguyên nhân tiêu chảy là do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này.
● Xử lý theo bệnh lý gây tiêu chảy: Nếu tiêu chảy là triệu chứng của các bệnh lý khác thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
● Điều chỉnh lại đơn thuốc hoặc liều lượng các loại thuốc đang sử dụng: Trong một vài trường hợp, thuốc đang dùng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy. Vì vậy bạn nên tái khám và hỏi bác sĩ để giảm liều hoặc đổi sang loại thuốc khác để cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh nhân bị tiêu chảy cần được bù nước nhanh chóng
5. Phòng ngừa tiêu chảy như thế nào?
● Duy trì thói quen vệ sinh môi trường sinh sống, đảm bảo vệ sinh cá nhân.
● Tuân thủ quy định về vệ sinh trong việc ăn uống.
● Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn.
● Xử lý đúng cách với những trường hợp bị tiêu chảy cấp để phòng ngừa lây bệnh.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc tiêu chảy là gì và các thông tin khác. Nhìn chung, bệnh tiêu chảy không quá nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh lý kéo dài có thể khiến cho cơ thể người bệnh bị mất nước và mệt mỏi, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện của bệnh lý, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ qua số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!