Các tin tức tại MEDlatec
Tổng quan về tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12
- 16/01/2021 | Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì, có nguy hiểm không?
- 18/12/2021 | Những thực phẩm giàu vitamin B12 cần có trong thực đơn của bạn
- 12/11/2021 | Vì sao cơ thể cần được bổ sung vitamin B12?
1. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị thiếu máu do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình tạo tế bào hồng cầu và biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Vì vậy, nếu thiếu hụt vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu do lượng hồng cầu tạo ra không đủ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể kể đến là:
- Chế độ ăn thiếu dưỡng chất, giảm các sản phẩm từ động vật hoặc những người ăn chay thuần.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ so với nhu cầu của cơ thể.
- Người bị rối loạn miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý về tuyến giáp, bạch biến,…
- Quá trình hấp thụ vitamin B12 của cơ thể bị cản trở do rối loạn tiêu hóa, bệnh crohn, celiac, loạn khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, phẫu thuật cắt bỏ đường ruột, teo dạ dày, suy tuyến tụy, nghiện rượu,…
- Một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và hấp thụ vitamin B12 gồm thuốc tiểu đường, kháng sinh, thuốc chống co giật,…
- Một số yếu tố khác như tuổi tác, di truyền,…
Thiếu vitamin B12 làm giảm lượng hồng cầu được tạo ra gây thiếu máu
Triệu chứng
Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường có các triệu chứng sau:
- Bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, ù tai, suy nhược, da và niêm mạc nhợt nhạt, dễ choáng váng, ngất xỉu.
- Tim đập nhanh, khó thở do thiếu hút tế bào hồng cầu, oxy đến các mô, cơ quan giảm.
- Tê bì, ngứa ran, cảm giác châm chích tay chân.
- Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, đầy hơi, ăn uống kém.
- Rối loạn cảm xúc, dễ cáu ghét, khó chịu, tăng nguy cơ trầm cảm.
- Yếu cơ, mất thăng bằng, đi lại khó khăn.
- Lưỡi viêm, sưng, đỏ, loét miệng gây cản trở ăn uống.
- Giảm trí nhớ và thị lực, lú lẫn, mất tập trung.
Biến chứng
Tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12 nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khuyết tật não và tủy sống ở thai nhi nếu mẹ bầu gặp tình trạng này.
- Rối loạn hệ thần kinh, có thể dẫn đến mất ý thức hoặc trí nhớ.
- Mắc trầm cảm.
hiếu vitamin B12 có thể khiến người bệnh suy giảm trí nhớ
2. Chẩn đoán và điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12
Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp xử lý sớm.
Chẩn đoán
Sau khi đánh giá các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kiểm tra chuyên sâu khác bao gồm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu và đánh giá hàm lượng vitamin B12 trong máu.
- Nội soi đường tiêu hóa kiểm tra dạ dày, đường ruột.
- Sinh thiết tủy xương trong trường hợp không có nguyên nhân cụ thể xác định.
Một số bệnh nhân không xác định được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện sinh thiết tủy xương. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm kiểm tra khác nhau nhằm tìm ra nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu cũng như đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe.
Điều trị
Phương pháp điều trị có thể thay đổi dựa theo nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12. Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc tiêm bổ sung lượng vitamin B12 thiếu hụt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng cường bổ sung vitamin B12 cho cơ thể thông qua thực phẩm.
Bệnh nhân uống thuốc hoặc tiêm bổ sung vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ
4. Các loại thực phẩm giàu vitamin B12
Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12 của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đây là cách an toàn và hiệu quả để cải thiện vấn đề thiếu hụt vitamin B12. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày là:
- Nội tạng động vật: Đứng đầu danh sách thực phẩm giàu Vitamin B12 phải kể đến là gan. Ngoài ra, nội tạng động vật còn có nhiều dưỡng chất khác như vitamin A, B2, đồng, Selen,…
- Thịt bò: Có chứa hàm lượng Protein và vitamin B12 dồi dào.
- Ngao: Không chỉ chứa nhiều vitamin B12 mà còn nhiều Sắt và chất chống oxy hóa.
- Cá mòi: Có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Omega-3, Vitamin B12,…
- Cá hồi: Được biết đến là thực phẩm giàu Omega-3 đồng thời cũng là nguồn cung cấp Vitamin B12 tuyệt vời cho cơ thể.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Không chỉ cung cấp vitamin B12 cho cơ thể mà còn giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn hợp chất này từ các nguồn thực phẩm khác.
- Ngũ cốc: Là nguồn cung cấp vitamin B12 phong phú, có thể sử dụng được với những người có chế độ ăn chay thuần.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất được vitamin B12 mà được cung cấp từ chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung. Vì vậy, cách để bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin B12 hiệu quả là cải thiện chế độ ăn uống mỗi ngày đảm bảo cân đối và hợp lý. Trường hợp cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ thiếu máu do thiếu vitamin B12 thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị sớm.
Hiện nay, các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi mà bạn có thể yên tâm thăm khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe, bao gồm thiếu máu do sự thiếu hụt vitamin B12. Sau khi các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra kỹ lưỡng và có kết quả đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn sẽ lên phương án điều trị nếu cần thiết đồng thời tư vấn chế độ ăn uống, vận động thích hợp để sớm cải thiện tình trạng thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu.
Khám chuyên khoa nếu có dấu hiệu nghi ngờ thiếu vitamin B12 gây thiếu máu
Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 565656 của MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!