Các tin tức tại MEDlatec
Trào ngược dạ dày gây ho: Nguyên nhân do đâu?
- 12/10/2022 | Tìm hiểu về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
- 21/07/2022 | Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- 29/09/2022 | Hỏi đáp: Bệnh trào ngược dạ dày có thể tự khỏi không?
- 12/10/2022 | Bác sĩ chỉ cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả
1. Khái niệm trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày trong tiếng Anh là Gastroesophageal reflux disease. Đây là một loại bệnh lý rối loạn tiêu hóa với khởi nguồn từ cơ thắt thực quản dưới. Chứng bệnh này sẽ xuất hiện khi cơ thắt thực quản trở nên yếu hơn hoặc khi diễn ra điều kiện thư giãn không phù hợp. Từ đó, một điều kiện mới thuận lợi hơn sẽ thúc đẩy dịch dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản.
Định nghĩa về chứng trào ngược dạ dày
Khi tình trạng này diễn ra sẽ khiến người bệnh xuất hiện một vài biểu hiện ở đường tiêu hóa và cả khoang miệng, vùng họng hay đường hô hấp. Các triệu chứng đó bao gồm, cảm giác nóng rát xuất hiện ở vùng ngực, bị ợ nóng hoặc ợ chua sau khi ăn. Những biểu hiện này có thể nặng hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, người bệnh đôi khi cũng sẽ cảm thấy bị đau ngực, khó nuốt, thường xuyên ho hoặc bị viêm họng, viêm thanh quản. Những dấu hiệu này sẽ ngày càng nặng hơn và khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.
Khá nhiều bệnh nhân bị ợ nóng hoặc xuất hiện tình trạng khó tiêu vì lượng acid của chứng trào ngược dạ dày. Trong đa số các trường hợp thì chứng bệnh này có thể được cải thiện nhờ vào chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, cũng sẽ có những người cần phải sử dụng thuốc lâu dài hoặc cần phải can thiệp để cải thiện sức khỏe.
2. Nguyên nhân nào khiến trào ngược dạ dày gây ho?
Chứng bệnh trào ngược dạ dày gây ho nhiều và ho kéo dài. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đôi khi là do acid trong dạ dày bị đẩy vào trong thực quản.
Trào ngược dạ dày gây ho là do đâu?
Ho mạn tính có thể không phải là một triệu chứng nhận diện điển hình của chứng trào ngược dạ dày, thế nhưng chính căn bệnh này lại có ít nhất 25% nguyên nhân của những trường hợp bị ho mạn tính. Thực tế cho thấy, tỷ lệ này có thể chiếm gần một nửa những trường hợp bị ho mạn tính kéo dài. Một vài giả thiết được đặt ra rằng, những cơn ho kéo dài không chỉ có nguyên nhân từ trào ngược dạ dày mà còn khiến cho căn bệnh này ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Để giải thích cho vấn đề này, có hai cơ chế được đưa ra bao gồm:
-
Cơ chế 1: Những cơn ho được xem như một dạng hành động để phản xạ lại khi có sự tăng đột ngột một lượng acid từ dạ dày lên trong thực quản để bảo vệ đường thở.
-
Cơ chế 2: Dịch dạ dày bị đẩy ngược lên bên trên và ra khỏi thực quản. Các giọt acid dạ dày sẽ rơi lại vào kích thích vùng cổ họng, gây nên những cơn ho. Đây được gọi là chứng trào ngược thanh quản. Bên cạnh đó, khi các dịch acid tiếp xúc trực tiếp với dây thanh âm và cả cổ họng có thể làm xuất hiện các triệu chứng ví dụ như bị khàn tiếng, viêm họng hoặc bị viêm amidan kéo dài.
3. Làm sao để khẳng định được ho là do từ nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho, nhưng nếu tình trạng ho mạn tính kéo dài thì 1 trong những nguyên nhân đầu tiên cần phải nghĩ đến là do trào ngược dạ dày- thực quản.
Cách thức chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho
Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày để chẩn đoán xác định có bị trào ngược dạ dày hay không
Nội soi tai mũi họng ngoài đánh giá các tổn thương ở hệ thống tai mũi họng thì cũng có thể đánh giá gián tiếp được có bị trào ngược dịch dạ dày lên thực quản hay không.
4. Cách ngăn chặn những cơn ho do trào ngược thực quản
Một vài những thay đổi nho nhỏ trong thói quen sống hàng ngày của bạn có thể cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày gây ho. Ví dụ đơn giản như mặc quần áo thoải mái hơn, tập thói quen ăn chậm và không hút thuốc lá cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Những người bị ho kéo dài (ho mạn tính) thì có thể thay đổi thói quen sinh hoạt của mình với những lưu ý sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện vấn đề
-
Luôn giữ chỉ số BMI của cơ thể ở trạng thái tốt nhất để làm giảm những áp lực lớn lên dạ dày. Đồng thời, chúng cũng có thể làm giảm được lượng acid có ở trong dạ dày đẩy ngược lên thực quản.
-
Nên mặc áo quần thoải mái, không nên mặc đồ bó sát để tránh gây áp lực lớn lên dạ dày.
-
Không hút thuốc lá vì các chất có ở bên trong có thể khiến bạn có nguy cơ bị trào ngược dạ dày với tình trạng nặng hơn.
-
Nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ và không nên ăn quá nhiều. Bởi lẽ, nếu bạn nạp một lượng lớn thức ăn vào trong cơ thể sẽ làm ức chế sự đóng kín của vùng cơ thắt thực quản dưới. Điều này vô tình sẽ cho phép dịch acid dạ dày bị đẩy ngược lên trên và đi vào thực quản.
-
Sau khi ăn no không nên đi nằm ngay. Tốt nhất, bạn nên đợi khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn để lượng thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa bớt rồi mới đi nằm,
-
Khi ngủ nên kê cao đầu giường để làm giảm lượng acid có thể bị đẩy vào trong thực quản.
-
Nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn. Bạn cần tránh những loại đồ ăn có khả năng kích hoạt sự trào ngược của acid như các loại đồ uống có cồn, có chứa cafein, socola, đồ ăn chua cay, các món ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào,...
Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe
Trên đây là những thông tin về chứng trào ngược dạ dày gây ho mà rất nhiều người đang gặp phải. Nếu những cơn ho kéo dài khiến bạn chủ quan thì sẽ có rất nhiều những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày. Vậy nên, nếu trong một thời gian ngắn bạn không thấy những cơn ho này thuyên giảm thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương hướng điều trị chính xác. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến điện thoại 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!