Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ em bị gan nhiễm mỡ - cha mẹ chớ chủ quan!
- 04/07/2022 | Vì sao trẻ mắc gan nhiễm mỡ? Mẹ cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc con?
- 03/03/2023 | Chụp cộng hưởng từ giúp định lượng gan nhiễm mỡ như thế nào?
- 15/03/2023 | Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?
1. Tìm hiểu về tình trạng trẻ em bị gan nhiễm mỡ
Hiện nay, tình trạng trẻ em bị gan nhiễm mỡ đang có chiều hướng gia tăng qua các năm tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Khi nào được gọi là gan nhiễm mỡ?
Đối với một cơ thể bình thường, trọng lượng mỡ trong gan chỉ chiếm khoảng từ 2 - 4% trọng lượng gan. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà lượng mỡ này tích tụ, chiếm khoảng từ 5 - 10% trọng lượng gan. Từ đó các bác sĩ sẽ kết luận tình trạng này là gan nhiễm mỡ.
Mỡ tích tụ trong gan với một lượng vượt mức bình thường dẫn đến gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất phổ biến và thường gặp đối với người ở độ tuổi trưởng thành và cao tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh này không xuất hiện ở trẻ em. Thông thường, trẻ em bị gan nhiễm mỡ xuất phát từ những thói quen không lành mạnh mà cha mẹ ít quan tâm tới.
Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em, trong đó phải kể đến:
-
Một vài trường hợp do gen di truyền gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ trong gan gây ra tình trạng tích tụ các phân tử mỡ chưa chuyển hóa hết trong gan. Nếu trẻ có ba mẹ bị gan nhiễm mỡ hoặc béo phì thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
-
Tỷ lệ trẻ em bị béo phì hiện nay ngày càng tăng, đặc biệt trẻ đang trong thời kỳ phát triển thường sẽ ăn rất nhiều. Nếu ba mẹ không kiểm soát lượng thức ăn của trẻ, hạn chế các đồ ăn ngọt, đồ chiên, xào, rán, nhiều dầu mỡ,... không chỉ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
-
Sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng không đúng cách sẽ gây nhiều tổn hại gan. Khi đó gan sẽ suy giảm chức năng khiến mỡ không thể đào thải hết và tích tụ lại ở cơ quan này.
-
Một số bệnh lý khác ở trẻ có thể gây ra gan nhiễm mỡ như hội chứng thận hư, tiểu đường,...
Béo phì là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ
2. Triệu chứng và chẩn đoán trẻ em bị gan nhiễm mỡ
Từ các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra định hướng để chỉ định thực hiện các kiểm tra chuyên sâu nhằm đi đến kết luận cuối cùng về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Những triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ ở trẻ có 3 cấp độ 1, 2 và 3 với mức độ nặng nhẹ tăng dần. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không xuất hiện biểu hiện rõ ràng. Khi bệnh chuyển sang nặng, một số triệu chứng xảy ra và dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, ở giai đoạn trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn thường hiếu động, chính vì vậy ba mẹ hay bỏ qua những biểu hiện như:
-
Trẻ thấy đau mạn sườn bên phải.
-
Chán ăn, mệt mỏi, sụt kí, khó tăng cân, thường xuyên chóng mặt, chướng bụng, tiêu chảy, vàng da.
Những biểu hiện này thường khiến ba mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ ở các quầy thuốc tây mà không qua bất kỳ sự thăm khám nào của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ có biểu hiện đau mạn sườn bên phải khi gan nhiễm mỡ nặng
Chẩn đoán trẻ bị gan nhiễm mỡ
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm bao gồm:
-
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ men gan của trẻ có tăng hay không.
-
Chẩn đoán hình ảnh cho phép kiểm tra những dấu hiệu bất thường khác tại gan bao gồm cả chất béo trong gan. Các phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng là siêu âm fibroscan, chụp cộng hưởng từ.
-
Sinh thiết gan sẽ được áp dụng trong trường hợp các phương pháp trên không thể chẩn đoán chính xác được bệnh. Phương pháp này cho phép bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về gan nhiễm mỡ và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Trẻ em bị gan nhiễm mỡ sẽ được điều trị như thế nào?
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc Tây y
Trường hợp trẻ béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ yêu cầu giảm cân để hỗ trợ quá trình điều trị. Những trường hợp mỡ tích tụ nhiều trong gan, trẻ cần được sử dụng thuốc hạ lipid như nhóm dẫn statin, nhóm thuốc fibrat,... Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cho bé bổ dụng thêm các loại vitamin E, vitamin C kết hợp các thuốc lợi mật.
Việc sử dụng thuốc Tây y cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa với liều lượng phù hợp. Đặc biệt, ba mẹ cần tuyệt đối không được cho trẻ ngưng thuốc đột ngột, thay đổi liều lượng thuốc hoặc điều trị bằng các phương pháp dân gian không chính thống.
Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì ba mẹ cần xây dựng một chế độ chăm sóc đặc biệt đối với trẻ em bị gan nhiễm mỡ:
-
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, hạn chế các loại đồ ngọt, chất béo gây hại cơ thể.
-
Cần cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không cho trẻ em ăn khuya.
-
Uống đầy đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung bằng các loại nước ép rau của quả, sinh tố,...
-
Hướng dẫn trẻ tập thể dục, rèn luyện thân thể mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp thể trạng. Ba mẹ có thể cùng con chạy bộ, bơi lội, đạp xe,...
-
Khám sức khỏe định kỳ hoặc theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tình hình gan nhiễm mỡ ở trẻ.
Hỗ trợ trẻ tập thể dục mỗi ngày với các môn thể thao thích hợp theo độ tuổi
Trẻ em bị gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của bé. Hiện nay, chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín thực hiện thăm khám và điều trị các trường hợp trẻ em bị gan nhiễm mỡ.
Các bậc phụ huynh nếu muốn được tư vấn hay đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ có thể gọi đến hotline: 1900 56 56 56. Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!