Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ em có bị tiểu đường không và cách phòng tránh
- 02/05/2023 | Điểm danh 5 loại ngũ cốc cho người tiểu đường nên ăn
- 02/05/2023 | Cẩm nang sức khỏe: nguyên nhân bị tiểu đường là gì? aaaa
- 05/05/2023 | Bệnh tiểu đường type 1: nguyên nhân và biến chứng cần thận trọng
1. Trẻ em có bị tiểu đường không?
Đây là một trong những bệnh thuộc về nội tiết tố, xảy ra do sự rối loạn về chuyển hóa trong cơ thể, dẫn tới lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có thể kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, đó là suy thận, tăng huyết áp hoặc các bệnh lý khác liên quan tới tim mạch.
Nhắc đến những bệnh nhân tiểu đường, đa số đều nghĩ chỉ có người lớn mới bị. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ thì trẻ em và thanh thiếu niên chính là đối tượng phổ biến bị mắc tiểu đường type 1.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhưng khó phát hiện bệnh
Đái tháo đường type 2 thường xảy ra với đối tượng người lớn do sự gia tăng kháng insulin hoặc do đường huyết không được kiểm soát theo thời gian. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một hiện tượng đáng báo động là tiểu đường type 2 gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng gia tăng.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ em có thể mắc tiểu đường?
Một số nguyên nhân dưới đây được cho là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ.
Di truyền
Đây là nguyên nhân chiếm từ 10 tới 20% ở các trường hợp mắc bệnh. Theo đó, yếu tố di truyền được thể hiện ở việc trẻ bẩm sinh đã có sự bất thường về việc sản xuất insulin hoặc có kháng thể đề kháng insulin. Điều này dẫn tới hiện tượng lượng đường trong máu không được điều hòa, từ đó gây ra bệnh.
Một trường hợp nữa là những người bị tiểu đường thai kỳ, nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể dẫn tới việc con sinh ra cũng bị tiểu đường.
Chế độ ăn không hợp lý
Được xem là nguyên nhân phổ biến hiện nay. Theo đó, các loại đồ chiên rán, chế biến sẵn, đồ ngọt, nước có ga, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate,... là những thức ăn hầu như trẻ em nào cũng thích. Khi tiêu thụ quá nhiều, chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường.
Các thực phẩm của xã hội hiện đại khiến bệnh ngày càng trở nên phổ biến
Chế độ sinh hoạt không khoa học
Việc ăn uống nhiều chất có hại, ăn không đúng bữa, nghỉ ngơi không có giờ giấc, ngại vận động, lười thể dục thể thao,... có thể là những nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì và kéo theo đó là tiểu đường.
3. Trẻ bị tiểu đường có thể gặp những triệu chứng như thế nào?
Khi bị tiểu đường, trẻ cũng có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như với người lớn. Như trên đã nói, bởi thời gian đầu biểu hiện bệnh không rõ ràng nên cha mẹ cần quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ. Một số biểu hiện bệnh có thể gặp bao gồm:
-
Trẻ thường xuyên khát nước do lượng nước mất khi đi tiểu nhiều.
-
Trẻ đi tiểu nhiều bất thường và có thể đột nhiên xuất hiện hiện tượng tè dầm liên tục.
-
Khi lượng đường trong máu tăng cao, chúng sẽ khiến trẻ bị đau đầu hoặc mắt nhìn mờ.
-
Luôn có cảm giác đói bụng và thèm ăn. Nguyên nhân là do việc chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho cơ thể bị hạn chế, dẫn tới ăn nhiều mà vẫn đói.
-
Trẻ trở nên uể oải và mệt mỏi, không muốn tham gia vận động.
-
Cân nặng giảm nhanh một cách đột ngột.
-
Một số trẻ em gái nếu mắc tiểu đường type 1 thì có thể bị nấm âm đạo cho dù chưa tới giai đoạn tuổi dậy thì.
-
Tâm lý trẻ thay đổi thất thường, dễ bị kích động.
-
Khi bệnh tới giai đoạn nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng rất nguy hiểm như: đau bụng, nhiễm trùng, mất thị giác tạm thời hoặc co giật,...
Mệt mỏi, uể oải khiến trẻ không muốn vận động, khó tập trung
4. Bệnh có thể được phòng tránh và chữa trị như thế nào?
Tìm hiểu thông tin trẻ em có bị tiểu đường không, hẳn chúng ta đã biết được những tác động nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra cho trẻ. Từ những nguyên gây ra bệnh, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách:
-
Với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, nên chú ý quan tâm, phòng ngừa nguy cơ bị tiểu đường. Đặc biệt, nếu phát hiện mắc bệnh, cần chữa trị kịp thời, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới con.
-
Hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, chiên rán, nước có ga, nhiều chất béo xấu, không rõ nguồn gốc. Đồng thời, hướng dẫn và tập cho con ăn đa dạng các loại thức ăn có lợi, giàu các khoáng chất cũng như vitamin.
-
Tạo điều kiện, cùng con tham gia các hoạt động vận động hoặc các môn thể thao, duy trì thói quen vận động mỗi ngày.
-
Thường xuyên thực hiện khám định kỳ cho con, bao gồm cả xét nghiệm tiểu đường, đặc biệt với đối tượng những trẻ béo phì hoặc thừa cân.
Với những trẻ không may mắc bệnh, cùng với việc tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, cha mẹ nên chú trọng cho con:
-
Chỉ uống nước lọc, tuyệt đối không dùng nước có ga, có đường, nước ngọt khi đang trong quá trình điều trị.
-
Cho con ăn các thực phẩm như: hải sản, thịt đã được chế biến kỹ, sữa chua không đường, bánh mì nguyên cám, thực phẩm chứa chất béo không no,...
-
Cung cấp cho con những thông tin cơ bản về bệnh, vai trò của việc ăn uống khoa học cũng như cách bảo vệ bản thân để tránh bị thương, trầy xước.
-
Giúp con tránh xa lo âu, căng thẳng, tạo cho con một cuộc sống bình thường, đúng với lứa tuổi.
-
Thường xuyên kiểm tra hiệu quả việc điều trị cũng như đánh giá các nguy cơ hoặc biến chứng có thể xảy ra.
Trẻ cần được nhận thức về bệnh và có cuộc sống bình thường
Hy vọng với những chia sẻ về nội dung trẻ em có bị tiểu đường không, mỗi bậc cha mẹ có thể nâng cao nhận thức về bệnh. Khi thấy con có những biểu hiện nghi ngờ, cha mẹ có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán.
Để được giải đáp các thắc mắc liên quan tới bệnh hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!