Các tin tức tại MEDlatec
Mách cha mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- 15/02/2022 | Những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và cách phòng ngừa
- 04/05/2023 | Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không? Làm thế nào để khắc phục?
- 06/05/2023 | Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?
- 19/06/2023 | Cách ứng phó khi trẻ sơ sinh bị ho
- 01/02/2024 | Trẻ sơ sinh bị nấc - Biểu hiện bình thường nhưng vẫn cần theo dõi
1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do nguyên nhân nào?
Tình trạng nghẹt mũi xảy ra khi khoang mũi của trẻ bị viêm phù nề, xuất tiết dịch, lúc này trẻ sẽ gặp khó khăn khi hít thở và kèm theo một số triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, sốt, trong mũi tích tụ nhiều gỉ và vảy đặc,...
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên trẻ cũng chưa biết cách hít thở bằng miệng. Do vậy nên khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi,... Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường là do:
● Nhiễm phải virus - vi khuẩn gây các bệnh lý mũi họng.
● Cảm lạnh, cảm cúm: đây là 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị cảm cúm và cảm lạnh quanh năm, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Bởi vì nếu trẻ ở trong phòng máy lạnh nhưng được ủ ấm quá kỹ hoặc vui chơi ra nhiều mồ hôi cũng có thể bị cảm lạnh. Khi đó trẻ sẽ các các biểu hiện như nghẹt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, chán ăn, đau họng,...
● Dị ứng: đường hô hấp của bé có thể bị dị ứng với một số tác nhân như thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí và gây nghẹt mũi.
● Trong mũi có dị vật: vật lạ mắc trong mũi của trẻ có khả năng kích thích và làm tổn thương niêm mạc mũi, nếu không được xử trí kịp thời trẻ dễ bị ngạt thở, chảy máu mũi vô cùng nguy hiểm.
Nghẹt mũi khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình bú
2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
2.1. Vệ sinh mũi cho trẻ
Vệ sinh mũi trẻ sạch sẽ có tác dụng làm thông thoáng đường thở, tránh tình trạng mũi bị bít tắc do các chất đờm nhầy trong các xoang mũi. Trước tiên mẹ có thể dùng tăm bông để loại bỏ các chất gỉ, mảng đóng vảy bên trong mũi bé. Sau đó mẹ nhúng bông sạch vào nước ấm và vệ sinh bên ngoài mũi của trẻ.
Sau khi đã làm sạch sơ qua mũi cho bé, mẹ hãy đặt bé trong tư thế nằm ngửa, sau đó dùng nước muối sinh lý và lần lượt nhỏ vào 2 bên lỗ mũi. Nước muối sinh lý được đánh giá mang lại hiệu quả cao đối với việc làm sạch khoang mũi, loại bỏ các chất dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn và chống viêm cho trẻ, từ đó giúp bé cảm thấy dễ thở hơn.
Các bậc phụ huynh nên lưu ý lựa chọn loại nước muối sinh lý lành tính, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để vệ sinh mũi cho trẻ. Không được tự ý pha nước muối để dùng tại nhà và nếu nước muối sinh lý đã hết hạn thì cần phải vứt bỏ ngay.
2.2. Hút mũi
Hiện nay phương pháp này được nhiều bậc cha mẹ áp dụng trong trường hợp con trẻ bị nghẹt mũi. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên hạn chế hút mũi cho trẻ sơ sinh, trừ trường hợp mũi trẻ bị nghẹt nặng và ảnh hưởng tới chức năng hít thở cũng như giấc ngủ hàng ngày.
Để hút mũi, cha mẹ nên dùng một loại dụng cụ chuyên biệt sẽ giúp hút sạch dịch mũi hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bé, tránh nhiễm khuẩn và làm tổn thương mũi của trẻ.
Trước khi tiến hành hút mũi, cha mẹ cần làm sạch dụng cụ hút mũi, đồng thời vận dụng các bước vệ sinh mũi như trên và nhỏ một chút nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Thao tác này sẽ giúp dịch nhầy trong mũi bé loãng ra, dễ hút hơn. Cha mẹ cần lưu ý là không hút mũi cho trẻ liên tục trong ngày hoặc trong nhiều ngày. Bởi vì hút mũi nhiều sẽ khiến niêm mạc mũi trẻ bị tổn thương và dễ kích ứng hơn.
2.3. Cân bằng độ ẩm trong không gian sống
Nếu không khí trong nơi ở quá ngột ngạt hay quá khô sẽ khiến trẻ càng dễ bị nghẹt mũi. Vì vậy cha mẹ hãy vệ sinh phòng ốc của trẻ thường xuyên, dùng máy tạo độ ẩm và máy lọc không khí để trẻ không gặp các vấn đề về đường hô hấp gây nghẹt mũi.
2.5. Cho trẻ đi khám nếu nghẹt mũi kéo dài
Nếu trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi và tình trạng này đã kéo dài trong nhiều ngày không khỏi, ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trẻ bỏ bú, khó thở, tím tái,... thì cha mẹ hãy cho trẻ đi khám ngay. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ, đồng thời tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài không khỏi
2.6. Lưu ý khi điều trị chứng nghẹt mũi ở trẻ
Nhằm bảo vệ trẻ trước những ảnh hưởng của chứng nghẹt mũi, cha mẹ cần lưu ý như sau:
● Không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ khi chưa có đơn kê hay chỉ định từ bác sĩ.
● Không hút mũi cho trẻ bằng miệng vì sẽ làm nhiễm khuẩn cho trẻ, từ đó tình trạng nghẹt mũi càng tăng nặng và phát sinh thêm những vấn đề khác về sức khỏe.
● Không ủ trẻ quá ấm, quấn quá nhiều lớp quần áo vì sẽ khiến trẻ tăng tiết mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.
● Không áp dụng mẹo dân gian chưa được khoa học kiểm chứng để chữa nghẹt mũi cho trẻ.
● Không nhất thiết phải kiêng tắm cho trẻ, thay vào đó, trẻ càng cần phải được chú trọng đến việc vệ sinh cơ thể. Nếu không được tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn càng dễ tích tụ, sinh sôi và trẻ càng dễ đổ bệnh. Cha mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, tắm trong vòng 10 phút và lau khô cho trẻ, tắm ở nơi kín gió.
Phòng ở của trẻ phải luôn đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ nghẹt mũi
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà cha mẹ có thể tham khảo để điều trị chứng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ còn nhiều thắc mắc cần được giải đáp và tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900565656, tổng đài viên luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!