Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?
- 30/11/2022 | Trẻ sơ sinh nằm sấp có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
- 30/11/2022 | Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách, hiệu quả
- 30/11/2022 | Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?
- 30/11/2022 | Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng phương pháp
1. Đặc điểm nhịp thở của trẻ sơ sinh
Trước khi giải đáp câu hỏi: trẻ sơ sinh thở mạnh có phải vấn đề đáng lo không, chúng ta cần nắm được đặc điểm nhịp thở của các em bé sơ sinh. Trên thực tế, nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ không giống so với trẻ từ 6 - 12 tuổi và những người trưởng thành. Nguyên nhân là do hệ hô hấp của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Chính vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh thở nhanh hơn so với người bình thường nhé.
Trẻ sơ sinh thường thở bằng miệng
Thông thường, các em bé mới chào đời chủ yếu thở bằng miệng thay vì mũi, bên cạnh đó do cấu tạo đường thở còn bé nên quá trình hô hấp có thể gặp một chút khó khăn so với người trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần nắm được đặc điểm này và theo dõi nhịp thở của con thường xuyên.
Theo các nghiên cứu, nhịp thở của em bé sơ sinh thường dao động từ 30 - 60 nhịp mỗi phút. Sau khoảng 6 - 7 tháng, nhịp thở của bé dần trở nên ổn định hơn, không còn thở nhanh, thở mạnh như khi mới chào đời. Đặc biệt, nếu để ý kỹ, cha mẹ sẽ thấy trong mỗi lần hít thở, bé sẽ dừng khoảng 4 - 5 giây, đây là đặc điểm thường thấy của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nếu phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh hơn so với bình thường, cha mẹ cũng cần theo dõi và cho bé đi kiểm tra sức khỏe trong trường hợp cần thiết.
2. Bí quyết xác định nhịp thở của trẻ sơ sinh có bình thường hay không?
Chắc hẳn nhiều cha mẹ còn cảm thấy lúng túng không biết làm sao để xác định nhịp thở của trẻ sơ sinh là bình thường? Bạn hãy tham khảo một vài kinh nghiệm dưới đây để biết hô hấp của con đang hoạt động tốt nhé!
Có rất nhiều cách giúp bạn theo dõi nhịp thở của trẻ sơ sinh
Các bậc phụ huynh có thể thử đặt tai sát với mũi hoặc miệng của em bé sơ sinh, sau đó bạn chú ý lắng nghe nhịp thở của con. Cách này thực hiện rất đơn giản, đồng thời giúp bạn phát hiện kịp thời hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh hoặc khò khè,… Bên cạnh đó, chúng ta dễ dàng cảm nhận nhịp thở của trẻ sơ sinh khi áp má vào miệng hoặc mũi của bé.
Cha mẹ cũng nên thử quan sát chuyển động ngực của trẻ để biết nhịp thở của con có tốt hay không. Bởi vì cơ thể các bé sơ sinh khá non nớt, chính vì thế chúng ta dễ dàng theo dõi được chuyển động hõm ngực, từ đó xác định nhịp thở của bé.
Nếu phát hiện nhịp thở của trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bất thường, bạn nên cho bé đi kiểm tra sớm. Bởi vì, dấu hiệu này có thể xuất hiện khi hệ hô hấp của bé chịu những tổn thương nghiêm trọng, cần được cấp cứu và điều trị kịp thời.
3. Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh
Hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh khiến cha mẹ không khỏi lo lắng, trong trường hợp này, bé cần được theo dõi và điều trị sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy em bé sơ sinh thở mạnh bất thường.
Trẻ sơ sinh thở mạnh là vấn đề cha mẹ cần quan tâm
Thông thường, nếu nhịp thở quá mạnh, lồng ngực của trẻ sơ sinh sẽ chuyển động phập phồng, cha mẹ có thể quan sát rõ nhất khi bé đang ngủ. Nếu nhịp thở của trẻ > 60 phút, có biểu hiện rút lõm lồng ngực và ngày một nghiêm trọng hơn, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi khám, phát hiện các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là vấn đề xảy ra với hệ hô hấp.
Khi bé thở mạnh, cha mẹ cũng có thể nghe rõ tiếng khò khè của con, nguyên nhân là do nắp thanh quản đang bị phù nề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp. Đặc biệt, trẻ sơ sinh thở mạnh, kèm triệu chứng ho, sốt thì bạn không nên chủ quan, nhiều khả năng bé bị viêm phổi và cần đi điều trị gấp.
4. Góc giải đáp: trẻ sơ sinh thở mạnh có phải vấn đề nghiêm trọng hay không?
Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh có phải vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hay không? Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân bệnh lý. Chính vì thế, cha mẹ cần theo dõi sát sao triệu chứng bất thường của con, kiểm tra nhịp thở của bé, từ đó xác định nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.
Đa phần trẻ sơ sinh có nhịp thở mạnh, nhanh là do hệ hô hấp chưa thực sự hoàn toàn, do đó bé không thể tự kiểm soát nhịp thở. Sau 6 - 7 tháng, nhịp thở của bé sẽ dần ổn định hơn, không còn hiện tượng thở mạnh và nhanh như khi mới chào đời.
Nhịp thở mạnh là tín hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp
Có thể trẻ sơ sinh thở mạnh là do dị ứng với thời tiết, chẳng may tiếp xúc với bụi bẩn hoặc lông một số loài động vật. Trên thực tế, hệ hô hấp của chúng ta khá nhạy cảm với các dị nguyên kể trên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Trong tình huống này, cha mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều bụi bẩn, ô nhiễm.
Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh, mạnh có thể do một số bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp, ví dụ như viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính. Nếu không phát hiện, điều trị sớm thì sức khỏe của bé sẽ bị đe dọa. Đáng lo ngại nhất là khi bé vừa thở mạnh, vừa ngủ li bì, cơ thể mệt mỏi,… Tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ sơ sinh tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời.
Một trong những địa chỉ uy tín là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực khám, chữa bệnh với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Các bậc phụ huynh quan tâm tới dịch vụ của MEDLATEC vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và đặt lịch khám.
Nếu trẻ gặp vấn đề sức khỏe, bạn nên đưa trẻ đi khám, điều trị tại MEDLATEC
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nhịp thở của trẻ sơ sinh, đồng thời xác định được một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh. Nếu đây là triệu chứng của bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, cha mẹ cần đưa bé đi điều trị kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!