Các tin tức tại MEDlatec

Trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không và nên tiêm loại nào?

Ngày 11/01/2022
Trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không? Đây không chỉ là thắc mắc chung mà còn là nỗi lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh trước khi quyết định cho con em mình tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Do đó, để có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này, ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không?

Những hậu quả nghiêm trọng mà Covid-19 để lại đã và đang là mối đe dọa toàn cầu, nền kinh tế trì trệ, sức khỏe con người bị hủy hoại một cách nhanh chóng. Đây là lúc mà tất cả chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình đúng cách.

Tiêm vắc xin cho trẻ em là biện pháp bảo vệ an toàn (nguồn: Internet)

Tất cả chúng ta đều có thể nhiễm bệnh và trẻ em thì không ngoại lệ trong số đó. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng thậm chí chưa cho con em của mình tiêm vắc xin vì sợ những phản ứng phụ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Có thể nói, đây là những thông tin vô căn cứ.

Vắc xin đã được FDA cho phép và CDC khuyên dùng

Sau khi đọc được rất nhiều thông tin trái chiều trên các trang mạng xã hội, ba mẹ bắt đầu hoài nghi liệu trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không? Thế nhưng, trước khi được tiêm vào cơ thể của trẻ, vắc xin đã phải trải qua quá trình đánh giá vô cùng nghiêm ngặt và kỹ lưỡng. Chỉ khi đạt tiêu chuẩn và đảm bảo thật sự an toàn mới được FDA cấp phép sử dụng cũng như CDC khuyên dùng.

Thậm chí, các loại vắc xin này vẫn sẽ tiếp tục được giám sát an toàn chuyên sâu nhất nên việc tiêm vắc xin Covid cho trẻ là an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, vắc xin dành cho trẻ em và người lớn cũng sẽ được thử nghiệm theo một cách tương tự.

Cuối cùng, qua quá trình thử nghiệm lâm sàng, phản ứng phụ của vắc xin ở mức nhẹ và giống như ở người lớn. Trong đó, một số phản ứng thường gặp nhất là đau cánh tay, sốt nhẹ nhưng sẽ biến mất sau 24 - 48 giờ. Ngoài ra, một số trẻ sẽ không gặp bất cứ tác dụng phụ nào và rất hiếm trường hợp gặp phải các hiện tượng dị ứng nghiêm trọng.

Vắc xin phải trải qua quá trình kiểm định khắt khe

Tiêm vắc xin cho trẻ là giải pháp an toàn cho cả gia đình

Như đã nói, trẻ em không phải là đối tượng ngoại lệ của Covid-19. Nếu dương tính với virus SARS-CoV-2, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng ngắn và dài hạn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong đó, hội chứng viêm đa hệ thống viết tắt là MIS-C là biến chứng nguy hiểm nhất. Chúng xảy ra khi các cơ quan như tim, phổi, não, thận, da, mắt và các cơ quan của hệ tiêu hóa vị viêm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tổng thể.

Vắc xin không chỉ là “hàng rào” miễn dịch bảo vệ con khỏi Covid mà còn bảo vệ chính những người thân yêu trong gia đình. Do đó, thay vì lo lắng, loay hoay không biết trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không, hãy cho con được tiêm chủng sớm nhất.

2. Vắc xin Covid nào an toàn cho trẻ nhất?

Vắc xin Covid-19 cho trẻ đã trải qua quá trình kiểm định và giám sát nghiêm ngặt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Do đó, trước khi được FDA cấp phép, vắc xin đã được thử nghiệm trên hàng nghìn trẻ em và không có bất cứ mối lo ngại nào xảy ra.

Vắc xin của Pfizer-BioNtech được chứng nhận an toàn nhất đối với trẻ

Vắc xin của Pfizer-BioNtech đã được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ có thể tiêm vắc xin Covid cùng lúc với các loại vắc xin khác, trong đó có vắc xin cúm. Sau khi tiêm, trường hợp trẻ em gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe rất hiếm khi xảy ra. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không?

Liều lượng của vắc xin sẽ được tính theo số tuổi của ngày tiêm chủng mà không dựa vào cân nặng của trẻ. Sau 3 tuần kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên, trẻ sẽ tiếp tục được tiêm mũi hai nên ba mẹ cần sắp xếp thời gian cho con đi tiêm theo đúng thời gian quy định.

3. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi đã chính thức được triển khai với mong muốn bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như tăng diện bao phủ vắc xin trong cộng đồng. Hiện nay, nhiều loại vắc xin đã được CDC khuyên dùng cho trẻ và hiệu quả phòng bệnh không khác gì so với người từ 18 tuổi trở lên.

Đó là lý do vì sao, chiến dịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi đã xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vắc xin được phép sử dụng cho trẻ ở độ tuổi này là Comirnaty của Pfizer, liều lượng 0,3ml cho mỗi liều và khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 3 - 4 tuần.

Tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi góp phần tạo miễn dịch cộng đồng (nguồn: Internet)

Chiến dịch tiêm chủng này sẽ dựa trên lộ trình từ cao đến thấp (so với lứa tuổi) và đặc biệt ưu tiên cho trẻ từ 16 - 17 tuổi. Mức độ ưu tiên sẽ còn phụ thuộc vào tiến độ cung ứng của vắc xin cũng như tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương.

Bên cạnh đó, sự phối hợp của ba mẹ và thầy cô là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn trước và sau tiêm chủng. Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý thoải mái cũng như sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi sát sao theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng khi trẻ đã hoàn thành mũi tiêm.

Việc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 an toàn, đủ liều cho trẻ từ 12 - 17 tuổi sẽ tạo miễn dịch cộng đồng vững mạnh. Từ đó, hiện thực hóa khát vọng cùng với cả nước trên toàn thế giới thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh.

Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin cần thiết, giải đáp được thắc mắc “trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không?”. Từ đó khuyến khích con em mình tiêm vắc xin đúng thời gian, liều lượng. Đừng quên liên hệ ngay với Hotline 1900 56 56 56 để được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ kịp thời khi có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp nhé!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.