Các tin tức tại MEDlatec
Triệu chứng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn và giải pháp điều trị bệnh
- 07/12/2022 | Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Triệu chứng - nguyên nhân - phòng ngừa và điều trị
- 27/04/2023 | Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh - 6 câu hỏi thường gặp!
- 06/06/2023 | Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, những điều cha mẹ nên biết
- 31/10/2023 | Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
1. Triệu chứng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
Tiểu phế quản là những ống nhỏ trong phổi mang không khí. Khi những tiểu phế quản này bị viêm nhiễm, tổn thương, chúng có thể hình thành nên những vết sẹo vĩnh viễn và gây tắc nghẽn đường thở. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn thường bị nhầm lẫn với những bệnh nhiễm trùng.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh mà bạn không nên bỏ qua:
- Ho, có thể ho ra đờm. Triệu chứng ho dễ xảy ra trong khi tập thể dục hoặc sau khi kết thúc bài tập.
Ho là biểu hiện của bệnh
- Khó thở.
- Thở khò khè.
- Co lõm ngực.
- Co kéo cơ hô hấp phụ.
- Người mệt mỏi.
- Sốt.
- Vã mồ hôi về đêm.
- Phát ban da.
Bệnh cảnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng hô hấp dưới nặng, các triệu chứng trên hằng định và kéo dài.
2. Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn là gì?
Những trường hợp mắc viêm tiểu phế quản tắc nghẽn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nhiễm trùng đường hô hấp dưới được đánh giá hay gặp nhất. Các tác nhân gây viêm như Adenovirus types 3, 7, and 21; Influenza; sởi; thủy đậu; Mycoplasma pneumoniae; Respiratory syncytial virus..... Căn bệnh này không gây từ người này sang người khác.
Ngoài nguyên nhân phổ biến nêu trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tiểu phế quản tắc nghẽn như sau:
- Hít phải hóa chất.
- Thuốc: Penicillamine, Cocaine.
- Rối loạn mô liên kết hoặc hệ miễn dịch.
- Phản ứng với thuốc.
- Sau ghép phổi hoặc ghép tim - phổi, tủy xương;
- Hội chứng Stevens-Johnson.
- Một số nguyên nhân ít gặp khác: Trào ngược dạ dày - thực quản, dị vật đường thở.
3. Chẩn đoán viêm tiểu phế quản tắc nghẽn bằng cách nào?
Nếu chỉ thông qua những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn ở giai đoạn đầu thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn mạn tính. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng hô hấp của người bệnh một cách chính xác nhất.
Thông qua những xét nghiệm này, bác sĩ còn có thể nhận biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào và kết quả thu được từ các xét nghiệm cũng chính là cơ sở quan trọng để các bác sĩ phân biệt viêm tiểu phế quản với phổi tắc nghẽn mạn tính hay tình trạng hen suyễn hoặc bệnh tim mạch.
Dưới đây là những xét nghiệm chẩn đoán bệnh phổ biến:
- Chụp X- quang hoặc chụp CT ngực để quan sát rõ cấu trúc phổi và phát hiện sớm những bất thường.
Chụp X-quang để kiểm tra phổi của người bệnh
- Kiểm tra chức năng phổi để đo lượng không khí mà người bệnh có thể hít vào và thở ra. Chẳng hạn như phương pháp thở gắng sức và dung tích sống gắng sức. Đây là những phương pháp chẩn đoán không xâm lấn nên được đánh giá là an toàn với người bệnh.
- Sinh thiết phổi: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô nhỏ ra khỏi phổi bằng cách phẫu thuật. Sau đó, kiểm tra mẫu mô dưới kính hiển vi để phát hiện có tế bào bất thường hay không. Đây cũng là phương pháp thường được dùng trong chẩn đoán một số bệnh lý khác, bao gồm ung thư phổi.
4. Điều trị viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
Hiện nay, chưa có phương pháp đặc trị nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá bi quan. Các bác sĩ vẫn có thể áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp với mục đích giảm triệu chứng và hạn chế để bệnh tiến triển nhanh chóng.
Lưu ý, khi bị viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, chức năng phổi của bệnh nhân sẽ ngày càng suy giảm. Chính vì thế, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám để các bác sĩ theo dõi, đánh giá về tình trạng sức khỏe và hiệu quả của phác đồ điều trị. Trong trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh phác đồ điều trị để cải thiện sức khỏe cho người bệnh một cách tốt nhất.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm tiểu phế quản tắc nghẽn do tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì cần ngay lập tức ngưng tiếp xúc với những chất này. Trong trường hợp đây là đặc thù nghề nghiệp của bệnh nhân thì người bệnh vẫn nên cân nhắc, ưu tiên phương pháp này vì đây là cách duy nhất ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc dạng hít để người bệnh giảm triệu chứng khó thở hay thở khò khè. Nếu tình trạng ho dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm ho.
Nếu người bệnh gặp phải những biến chứng về viêm phổi, viêm phế quản thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc giảm viêm để tình trạng bệnh được cải thiện. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đã bị tắc nghẽn ở giai đoạn nghiêm trọng người bệnh thở máy để đảm bảo oxy.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu con thường xuyên có triệu chứng bất thường về đường hô hấp
Hi vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, đặc biệt là những vấn đề về cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, cách chẩn đoán triệu chứng và một số phương pháp điều trị bệnh. Tuy rằng, căn bệnh này không thể chữa khỏi nhưng việc phát hiện sớm là yếu tố rất quan trọng để bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm chậm quá trình tiến triển, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Nếu có những biểu hiện bất thường hoặc nằm trong nhóm người có nguy cơ mắc bệnh và có nhu cầu đặt lịch khám tại Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!