Các tin tức tại MEDlatec
Tự nặn mụn đầu đen ở mũi - Có nên không?
- 31/10/2022 | Loại bỏ mụn đầu đen ở mũi hiệu quả ngay tại nhà
- 21/12/2022 | 5 cách lột mụn đầu đen tại nhà hiệu quả bạn nên thử ngay!
- 01/01/2024 | Bật mí cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc
- 31/08/2023 | Thuốc trị mụn đầu đen: lựa chọn nào an toàn và hiệu quả?
- 30/09/2024 | Hướng dẫn nặn mụn đầu đen chuẩn khoa học và lưu ý khi chăm sóc da
1. Mụn đầu đen ở mũi do nguyên nhân nào?
Mụn đầu đen là các nốt mụn với kích thước nhỏ, có màu đen, thường bắt gặp tại những vùng da trên cơ thể như trán, cằm, lưng, ngực,... Trong đó, vùng mũi là vị trí tập trung nhiều mụn nhất. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các nốt mụn này có thể do:
Do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn
Khu vực vùng da ở mũi là nơi có sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn. Việc tiết nhiều lượng bã nhờn giúp cho các vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng bám dính và tích tụ lại dẫn đến tình trạng làm lỗ chân lông bị bít tắc. Khi việc vệ sinh da không được thực hiện thường xuyên và không đảm bảo sạch sẽ, không đúng cách lâu dần sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn đầu đen.
Mũi là nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tập trung nhiều mụn đầu đen
Thiếu hợp lý trong chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
Duy trì một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, chịu áp lực, căng thẳng có thể tác động tới hoạt động của tuyến nội tiết. Sự mất cân bằng nội tiết tố xảy ra kích thích quá trình tiết dầu nhờn, dẫn đến sự xuất hiện của mụn đầu đen.
Ăn uống không khoa học, không uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày
Việc ăn uống không khoa học lành mạnh như tiêu thụ thường xuyên các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc dùng các chất kích thích có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn gây mụn đầu đen ở mũi.
Bên cạnh đó, sự hình thành của các nốt mụn này cũng có thể là do việc không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bởi nước giúp cơ thể bạn đào thải được những chất độc hại, chất cặn bã ra bên ngoài, mang lại làn da sạch sẽ, tươi tắn, mềm mại. Do vậy, khi không uống đủ nước, độc tố không được loại bỏ dễ dàng dẫn đến sự hình thành của nhiều nốt mụn đầu đen trên da. Kèm theo đó, làn da của bạn có thể đối diện với tình trạng bị khô, thô ráp,...
Không uống đủ nước có thể ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố, dẫn đến mụn đầu đen
Do việc tự ý dùng thuốc, mỹ phẩm chăm sóc da
Dùng thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh hay các loại mỹ phẩm chăm sóc da khi chưa được bác sĩ tư vấn và chỉ định có thể có nguy cơ gây hại đến da, đẩy mạnh sản xuất dầu nhờn. Từ đó, làm xuất hiện mụn đầu đen.
2. Có nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi?
Vùng mũi là vị trí da trên cơ thể có sự tập trung của nhiều mụn đầu đen. Sự xuất hiện của các nốt mụn này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin. Và không ít người có thói quen nặn mụn đầu đen ở mũi để xử lý tình trạng này.
Tuy nhiên, việc dùng tay không đảm bảo vệ sinh nặn chúng lại có thể vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da, gây viêm. Đồng thời, có thể giải phóng vi khuẩn ẩn chứa bên trong lỗ chân lông, phát triển sang các vùng da khác, nguy cơ hình thành các nốt mụn khác.
Dùng tay nặn mụn đầu đen ở mũi có thể vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da
Bên cạnh đó, quá trình này có thể gây nguy cơ làm kéo giãn lỗ chân lông to ra, để lại thâm mụn khiến tình trạng da không được cải thiện mà càng trở nên kém thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, tự ý nặn mụn đầu đen có thể gây áp lực và kích ứng da, dẫn đến tình trạng viêm, nguy cơ hình thành sẹo trên da.
Thay vì tự nặn mụn đầu đen ở mũi, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ da liễu để tìm được nguyên nhân chính xác nhất gây tình trạng mụn như vậy. Thông qua đó, nhận được tư vấn về hướng điều trị đem lại hiệu quả. Ngoài ra, để loại bỏ mụn đầu đen ở mũi tại nhà, bạn có thể tham khảo sử dụng miếng dán mụn đầu đen, dùng sản phẩm mặt nạ đất sét hay mặt nạ than hoạt tính.
3. Làm sao để hạn chế xuất hiện mụn đầu đen ở mũi?
Để giảm thiểu, hạn chế sự xuất hiện gây mất thẩm mỹ của các nốt mụn đầu đen ở mũi, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Rửa mặt mỗi ngày
Để hạn chế tình trạng tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn gây mụn, bạn nên duy trì thực hiện rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Trong quá trình này, bạn không nên sử dụng nước quá lạnh hay quá nóng; đồng thời, tránh các động tác chà xát lên da mặt.
Rửa mặt 2 lần mỗi ngày để hạn chế tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn gây mụn
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đây cũng là một việc có thể giúp bạn giảm thiểu sự hình thành của các nốt mụn đầu đen trên da. Cụ thể, bạn nên có những điều chỉnh cần thiết trong chế độ ăn uống như hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ; tăng cường thêm các loại trái cây, rau xanh vào thực đơn và không quên uống đủ nước mỗi ngày.
Đi kèm với đó, nên đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, áp lực, tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Chăm sóc, bảo vệ da đúng cách
Bên cạnh việc rửa mặt, bạn cũng nên biết chăm sóc da đúng cách với các sản phẩm phù hợp. Không quên sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô quá mức, thực hiện tẩy trang đúng cách vào cuối ngày. Và thường xuyên tẩy da chết với khoảng 2 lần mỗi tuần để giúp làm thông thoáng lỗ chân lông quanh vùng mũi, giảm mụn đầu đen cũng như tránh tình trạng da bị sần sùi, thô ráp do sự tích tụ của tế bào chết trên da. Đồng thời, thoa kem chống nắng, che chắn kỹ càng trước khi đi ra ngoài đường để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
Việc tự ý nặn mụn đầu đen ở mũi có thể gây hại cho da, khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Để biết được phương pháp điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả với tình trạng da mụn hiện tại của bản thân, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ da liễu.
Hiện nay, bạn có thể đến khám tại Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám, bạn hãy liên hệ đến đường dây nóng của MEDLATEC: 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ kịp thời hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!