Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn: Bé hơn 1 tuổi nói chuyện chưa rõ có sao không?
- 14/01/2022 | Chuyên gia hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chuẩn
- 09/12/2021 | Cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ dưới 1 tuổi bị sốt
- 15/11/2021 | Vì sao trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả?
1. Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Các chuyên gia cho biết, mỗi trẻ có đặc điểm thể trạng khác nhau và các cột mốc phát triển cũng ở những thời điểm khác nhau. Cũng giống như sự phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ đạt được những cột mốc phát triển của mình khi cơ thể cũng như tinh thần sẵn sàng, không nên so sánh với sự phát triển của các trẻ khác.
Bé hơn 1 tuổi đã có thể nói được 1 số từ
Để theo sát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ, cha mẹ nên nắm rõ các cột mốc trẻ đạt được ở những độ tuổi dưới đây.
1.1. Trẻ phát triển ngôn ngữ thế nào khi 3 tháng tuổi?
Trong 3 tháng đầu tiên, điều trẻ học chủ yếu là quan sát những thứ xung quanh, trẻ cũng bắt đầu lắng nghe giọng nói của cha mẹ. Sau đó, trẻ cũng đã có những cử động môi ban đầu, phân biệt được giọng nói của mọi người với những âm thanh khác. Hầu hết trẻ có xu hướng phấn khích tinh thần hơn khi có âm nhạc, đó có thể là tiếng vỗ tay theo nhịp, âm thanh chim hót hay bản nhạc bạn mở cho bé nghe.
Khi trẻ 3 tháng tuổi, thường trẻ đã bắt đầu tạo ra nhiều âm thanh rù rì khác nhau, lặp lại nhiều lần thể hiện cảm xúc hay mong muốn của trẻ.
1.2. Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào đến 6 tháng tuổi?
Trong 3 tháng tiếp theo này, trẻ không còn tạo ra âm thanh rù rì vô nghĩa nữa mà đã bắt đầu bập bẹ tập nói, tạo ra âm thanh đa dạng hơn. Những từ trẻ thường nói được đầu tiên là “ma ma” hoặc “ba ba”. Nhiều người cho rằng đây là bé đang gọi cha mẹ, song thực tế đa số từ trẻ phát ra đều là ngẫu nhiên, những tiếng dễ phát âm trẻ sẽ dễ học và nói trước.
Bé đến 6 tháng tuổi đã phát ra những âm thanh rù rì vô nghĩa
Khi cứng 6 tháng tuổi, bé có thể đã phản ứng lại khi được gọi tên nhiều lần, nếu cha mẹ nói nhiều, giao tiếp nhiều với trẻ sẽ nhận ra điều này. Những âm thanh mà trẻ phát ra đã thể hiện rõ ràng hơn cảm xúc mà bản thân gặp phải như sợ hãi, buồn vui, tức giận, hạnh phúc,...
1.3. Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào đến 9 tháng tuổi?
Khi trẻ 9 tháng tuổi, trẻ đã học và hiểu được những từ cơ bản mà mọi người hay nói với trẻ hàng ngày như: xin chào, tạm biệt, có, không,.... Các tiếng rù rì trẻ phát ra không chỉ rõ ràng hơn mà đã biết dùng những tông giọng khác nhau.
Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết nói, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, bé sẽ rất nhanh học được và có thể nói được.
1.4. Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào đến 1 tuổi?
Mốc tuổi này thường được mọi người sử dụng để kiểm tra trẻ biết nói sớm hay chậm, hầu hết trẻ có thể nói được những từ đơn giản như ba, mẹ,... Không chỉ nói được những từ này, trẻ đã hiểu được và biết dùng khi nào, biết kết nối từ với nghĩa của chúng khi nói.
Lúc này, cha mẹ có thể nói chuyện, yêu cầu với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ tốt hơn như: ngồi xuống, không,... Trẻ có thể chưa làm ngay theo những yêu cầu này được nhưng sẽ nhanh chóng làm quen và dần hiểu được khi bạn nói.
Cha mẹ nên nói chuyện nhiều với trẻ để tập phản xạ ngôn ngữ
Bắt đầu từ độ tuổi này, trẻ sẽ học nói rất nhanh, gia đình nên dạy bé tập nói một cách khoa học, nên dạy từ cùng với hình ảnh cụ thể. Ví dụ khi chỉ các bộ phận trên cơ thể, hãy dạy bé nói theo tên của những bộ phận đó. KHông nên dạy cùng lúc quá nhiều từ mới, hãy thường xuyên lặp lại để trẻ ghi nhớ tốt hơn.
2. Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói thường do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
2.1. Nguyên nhân thực thể
Nguyên nhân thực thể là những nguyên nhân do vấn đề ở cơ quan phát âm như tai mũi họng hoặc cơ quan chỉ huy ngôn ngữ. Đặc biệt là những trẻ từng mắc bệnh nặng, có biến chứng như viêm màng não, xuất huyết não, bại não, dị tật não bẩm sinh,...
2.2. Nguyên nhân tâm lý
Trẻ gặp phải sợ hãi quá lớn, có biến cố ảnh hưởng đến tâm lý trẻ hoặc bố mẹ quá bỏ bê, không trò chuyện kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.
3. Bé hơn 1 tuổi nói chuyện chưa rõ có sao không?
Bé hơn 1 tuổi nói chuyện chưa rõ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, thực tế có nhiều trẻ có thể biết nói chậm hơn các trẻ khác do nhiều nguyên nhân. Để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có bình thường hay không, cần theo dõi cả quá trình phát triển của trẻ trước đó.
Bé có dấu hiệu học nói chậm nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ sau, hãy đưa trẻ đi khám để xem xét can thiệp sớm:
-
Khi bé 6 - 8 tuần tuổi: Không đáp ứng với giọng nói của cha mẹ hoặc âm thanh lớn.
-
Khi bé 2 tháng tuổi: Không cười với giọng nói của cha mẹ.
-
Khi bé 3 tháng tuổi: không quan tâm và thích thú với người hay đồ vật xung quanh.
-
Khi bé 4 tháng tuổi: không quay đầu theo hướng có âm thanh.
-
Khi bé 6 tháng tuổi: không cười tự phát.
-
Khi bé 8 tháng tuổi: không bập bẹ.
-
Khi bé 2 tuổi: không nói được từ đơn.
-
Khi bé 3 tuổi: không nói được những câu đơn giản.
Như vậy, trẻ hơn 1 tuổi thường có thể nói được những từ đơn giản, nhưng nhiều trẻ có thể biết nói chậm hơn. Nếu trẻ đến 2 tuổi vẫn chưa nói được những từ đơn hoặc có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ bất thường từ sớm như trên thì cha mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám.
Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ nói chậm, phát triển ngôn ngữ bất thường mà bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp phù hợp giúp trẻ theo kịp sự phát triển bình thường.
Bé học nói chậm có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp
Để chắc chắn bé hơn 1 tuổi nói chuyện chưa rõ có sao không hãy tìm đến tư vấn của chuyên gia. Nếu trẻ có các dấu hiệu chậm nói bất thường, cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!