Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn: Viêm kết mạc và những lưu ý khi mắc bệnh
- 15/08/2020 | Viêm kết mạc mi mắt do dị ứng có nguyên nhân do đâu?
- 15/08/2020 | Mách nhỏ cách trị viêm kết mạc tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 10/11/2020 | Bệnh viêm kết mạc dị ứng và những thông tin quan trọng
1. Bệnh viêm kết mạc là gì?
Mắt được bao phủ bởi màng kết mạc, do những ảnh hưởng của một số tác nhân gây kích ứng, màng kết mạc có thể bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc. Bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch của mắt bị viêm, khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, hoặc do mắt tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thông qua đồ vật trung gian.
Tuy là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan nhưng rất dễ điều trị và phòng tránh.
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh đau mắt đỏ. Thời điểm bệnh lan rộng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa hè.
Mi mắt của bên mắt bị nhiễm trùng kết mạc bị sưng lên
Bệnh nhiễm trùng kết mạc mắt được chia làm 3 loại, tương ứng với 3 nguyên nhân hay gặp:
Viêm kết mạc do virus
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều được xác định là do vi khuẩn gây nên. Trong đó phần lớn là virus Adeno, virus Entero,...
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae,... là những tác nhân thường gặp thứ hai của bệnh đau mắt đỏ, có thể gây ra những tổn thương nặng cho mắt như loét kết mạc, giảm thị lực không hồi phục sau điều trị.
Nhiễm trùng kết mạc do vi khuẩn có 2 loại:
-
Nhiễm trùng kết mạc tiết tố mủ do vi khuẩn: là nhiễm trùng kết mạc dạng nhú, thường do lậu cầu gây ra.
-
Nhiễm trùng kết mạc tiết tố màng do vi khuẩn: là nhiễm trùng kết mạc có màng phủ trên bề mặt kết mạc, màng phủ thường có màu trắng hoặc xám ngà, thường do vi khuẩn bạch cầu, liên cầu và phế cầu gây ra.
viêm kết mạc dị ứng
Đau mắt đỏ do dị ứng rất khó để xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Tùy cơ địa mỗi người mà tác nhân dị ứng khác nhau, thường là do bụi, phấn hoa, lông thú cưng,... Viêm kết mạc mắt do dị ứng thường diễn ra theo mùa, rất dễ tái phát và không lây lan.
Kết mạc cũng có thể bị nhiễm trùng do sử dụng kính áp tròng, nơi có thể chứa vi khuẩn, virus, nấm,... gây viêm nhiễm nếu dùng quá lâu hoặc không được vệ sinh phù hợp.
2. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Tùy vào tác nhân gây bệnh, những biểu hiện của bệnh cũng có những điểm khác nhau.
Do virus
Mắt của bệnh nhân có ghèn dây. Mắt hay ngứa, cộm, mí mắt bị sưng phù. Nước mắt tự động chảy, mắt yếu.
Do vi khuẩn
Mắt bị dính 2 mi do ghèn vào buổi sáng khi thức dậy, ghèn có màu vàng hoặc màu xanh nhạt. Mắt thường bị ngứa. Hay bị chảy nước mắt, có thể có màng kết mạc. Viêm ở mức độ nặng có thể gây loét giác mạc, gây giảm thị lực nhưng không phục hồi khi lành bệnh.
Bệnh nhân bị đau mắt đỏ do vi khuẩn có ghèn màu vàng hoặc xanh nhạt
Do dị ứng
Ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, dụi mắt, chất tiết trong, các tác nhân gây nhiễm trùng mắt cũng gây ra viêm mũi dị ứng kèm theo. Bệnh có thể bị ở 1 bên hoặc cả 2 bên, có tính chất tái lại nhiều lần theo mùa.
3. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh viêm kết mạc cấp
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lây lan qua tiếp xúc với dịch, vì vậy việc ý thức giữ gìn vệ sinh và dùng đồ cá nhân rất quan trọng.
-
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đưa tay lên dụi mắt.
-
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, bao gối, chì kẻ mắt,...
-
Che miệng khi ho, hắt hơi.
-
Mang kính khi đi ra đường để bảo vệ mắt khỏi bụi, khói, hóa chất,... có thể gây viêm.
-
Không đi bơi khi đang nhiễm bệnh.
-
Tháo kính áp tròng khi đi bơi, tắm biển,...
Hạn chế dùng tay dụi mắt để tránh tổn thương giác mạc
Điều trị đau mắt đỏ
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị nhiễm trùng kết mạc mắt cũng khác nhau.
Do virus
Kết mạc bị viêm nhiễm do virus thường sẽ tự lành sau khoảng 1 tuần. Để đẩy nhanh quá trình tự chữa lành, có thể chườm mát lên mắt, thường xuyên rửa sạch mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để tránh mắt bị khô và tăng khả năng kháng khuẩn cho mắt.
Trường hợp kết mạc mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng, do một số virus gây ra như herpes simplex hoặc varicella - zoster, có thể sử dụng thuốc kháng virus theo đơn để điều trị, những loại thuốc này không có tác dụng cải thiện kết mạc mắt.
Do vi khuẩn
Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có kháng sinh hoặc thuốc tra mắt để điều trị và hạn chế lây lan.
Do dị ứng
Xác định nguyên nhân gây dị ứng, từ đó đưa ra loại thuốc điều trị thích hợp. Thuốc dị ứng hay các loại thuốc nhỏ mắt có thể giúp mắt giảm đau. Đồng thời tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng mắt.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để hỗ trợ điều trị
Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, bệnh nhân có thể đắp khăn mặt ấm để giảm đau, rửa mắt bằng nước muối sinh lý để giảm khuẩn và làm mềm lông mi. Việc bổ sung vitamin C cũng có thể hỗ trợ cho mắt.
Những lưu ý khi bị nhiễm trùng kết mạc:
-
Bệnh nhiễm trùng kết mạc mắt vẫn có thể lây nhiễm trong tuần đầu sau khi đã được điều trị và lành bệnh, nên giữ các biện pháp phòng chống lây nhiễm vẫn rất cần thiết.
-
Không tự mua thuốc điều trị, một số loại thuốc chứa corticoid có thể gây ra biến chứng mất thị lực.
-
Không dùng lá trầu để nhai đắp hoặc các loại nước lá khác để điều trị trong trường hợp có thể gây kích thích cho mắt.
-
Không để mắt làm việc quá sức, phân chia những quãng thời gian để mắt nghỉ ngơi trong lúc làm việc, học tập.
-
Hạn chế các thức ăn cay nóng.
-
Thường xuyên lau rửa mắt, làm sạch ghèn hàng ngày, vứt các dụng cụ vệ sinh như khăn ẩm, bông,... ngay sau khi sử dụng.
-
Không dùng thuốc nhỏ mắt của bên mắt đang bị nhiễm trùng để vệ sinh bên mắt khỏe mạnh.
-
Rửa tay trước và sau khi làm sạch mắt.
-
Hạn chế đi đến những nơi công cộng, nơi đông người để tránh lây nhiễm.
Không đeo kính áp tròng khi đang bị đau mắt đỏ
Viêm kết mạc tuy là bệnh dễ điều trị nhưng không vì thế mà chúng ta nên chủ quan, vì những ảnh hưởng do không được điều trị hoặc điều trị sai cách có thể để lại những hậu quả không tốt. Hãy liên lạc qua hotline 1900565656 để được các y bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!