Các tin tức tại MEDlatec

Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không và hướng dẫn uống nước đúng cách

Ngày 08/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nước rất cần thiết đối với các hoạt động sống của cơ thể. Do đó, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp do uống nhiều nước nên thường xuyên phải đi tiểu, gây ra nhiều phiền toái đến hoạt động hàng ngày. Vậy uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không? Liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý và uống nước như thế nào mới là chuẩn khoa học?

1. Uống nước bao nhiêu là đủ?

Trước khi giải đáp thắc mắc “Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt”, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bổ sung nước cho cơ thể. 

Cơ thể chúng ta cần có nước để duy trì các hoạt động sống. Khi xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi, đi tiểu,... cơ thể sẽ bị mất nước, chính vì thế, chúng ta cần liên tục cung cấp nước cho cơ thể từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như nước lọc, hoặc bạn cũng có thể bổ sung nước qua các loại rau xanh và trái cây.

Cơ thể cần được cung cấp đủ nước mỗi ngày

Nếu hoạt động thể lực nhiều, nam giới nên cung cấp cho cơ thể khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó, nữ giới hãy cố gắng bổ sung cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, con số nêu trên chỉ mang tính tham khảo bởi lượng nước mà cơ thể cần dung nạp có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và mức độ hoạt động thể chất của mỗi người hay một số yếu tố khác. Chẳng hạn, nếu sống trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhu cầu uống nước của bạn sẽ tăng lên, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú cũng nên bổ sung nước nhiều hơn, người bị sốt hay tiêu chảy cũng cần uống nhiều nước,...

2. Uống nước nhiều đi tiểu nhiều có tốt không?

Rất nhiều người thắc mắc “uống nước nhiều đi tiểu nhiều có tốt không”. Thực tế, việc bổ sung nước đầy đủ là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước, đồng thời đi tiểu quá nhiều lần thì lại không hề tốt cho sức khỏe. 

Khi bạn uống nhiều nước, cơ quan tiết niệu cũng như thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Bàng quang nhanh đầy nước sẽ khiến bạn buộc phải đi tiểu nhiều hơn và khoảng cách giữa 2 lần tiểu thường rất ngắn, thậm chí có những trường hợp vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu. 

Không nên chủ quan nếu uống nước nhiều và đi tiểu nhiều lần

Nếu thói quen này diễn ra trong suốt một thời gian dài thì có thể gây ra tình trạng rối loạn điện giải, thậm chí dẫn đến suy thận. Bạn cũng nên cẩn trọng vì thói quen uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần có thể là biểu hiện của sỏi đường tiết niệu. 

Ngoài ra, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần còn có thể do những nguyên nhân sau: 

- Nhiễm trùng đường tiết niệu. 

- Suy thận mạn tính.

- Do bệnh tiểu đường. 

- Ung thư bàng quang.

- Tình trạng huyết áp cao. 

- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt. 

- Có dị vật đường tiết niệu.

- Đột quỵ và bệnh thần kinh.

- Bàng quang tăng hoạt.

- Một số nguyên nhân khác như tuổi cao, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, dùng thuốc lợi tiểu, do căng thẳng, mất ngủ,...

3. Biểu hiện cho thấy bạn cần điều chỉnh thói quen uống nước

Khi bạn uống nhiều nước và gặp phải những triệu chứng dưới đây, hãy điều chỉnh lại lượng nước uống mỗi ngày của mình: 

- Đi tiểu nhiều: Mỗi người thường đi tiểu khoảng 6 đến 8 lần mỗi ngày. Đây chỉ là chỉ số trung bình và là dữ liệu để bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu số lần đi tiểu vượt quá giới hạn tiêu chuẩn trên, bạn cũng cần chú ý đến việc uống nước và kiểm tra sức khỏe của mình. Những trường hợp đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần, gây gián đoạn giấc ngủ và thậm chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần thì càng không nên chủ quan. 

Khi đi tiểu, bạn cũng nên quan sát kỹ về màu nước tiểu. Bình thường, nước tiểu màu vàng nhạt. Nếu bạn uống ít nước, màu nước tiểu sẽ vàng đậm hơn. Ngược lại, những trường hợp uống quá nhiều nước thì nước tiểu thường có màu trong suốt. Thông qua màu sắc của nước tiểu, bạn cũng có thể điều chỉnh lại lượng nước bổ sung cho cơ thể. 

Bạn nên quan sát kỹ màu nước tiểu khi đi tiểu

- Đau đầu, mệt mỏi và kèm theo dấu hiệu buồn nôn: Khi bạn uống quá nhiều nước, thận sẽ phải hoạt động năng suất hơn để đào thải độc tố gây mất cân bằng điện giải và xuất hiện tình trạng đau đầu, buồn nôn.

- Chuột rút: Uống nước nhiều và tiểu nhiều sẽ làm giảm chất điện giải và tăng nguy cơ bị chuột rút. 

- Nhiễm độc nước: Nếu uống quá nhiều nước cùng một lúc, natri máu sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Điều này có thể khiến cho nước xâm nhập vào tế bào và khiến các tế bào sưng phồng lên, gây ra những triệu chứng nguy hiểm như nôn, đau đầu, hôn mê, thậm chí tử vong. Người bình thường hiếm khi gặp phải tình trạng này. Những người thường xuyên tập luyện thể thao là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm độc nước vì họ đổ nhiều mồ hôi trong khi tập luyện và cần bổ sung nhiều nước trong thời gian ngắn.

 - Lưu ý để uống nước đúng cách:

+ Bạn không nên uống quá nhiều nước một lúc mà nên uống từng ngụm nhỏ. Một lần uống nước không nên vượt quá 200ml. 

+ Thay vì uống nước lạnh bạn nên lựa chọn nước ấm để làm sạch đường hô hấp và tăng cường tuần hoàn máu. 

+ Không nên chờ khát mới uống nước. Nên bổ sung nước liên tục, tránh để cơ thể bị mất đi một lượng nước quá lớn.

+ Buổi sáng, bạn nên uống nhiều nước. Sau đó, lượng nước cung cấp cho cơ thể sẽ giảm dần cho đến tối và trước lúc ngủ, bạn không nên uống nhiều nước. 

+ Uống nước trước khi vận động để tránh tình trạng mất nước.

Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ tốt và đáng tin cậy

Với thông tin trên, hi vọng bạn đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn hãy đi khám sớm để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc. Nếu muốn đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.