Các tin tức tại MEDlatec
Vi khuẩn kỵ khí và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe
- 22/04/2020 | Giải đáp những thắc mắc về vi khuẩn Mycoplasma
- 28/04/2020 | Phương pháp nuôi cấy và định danh vi khuẩn trong việc khám chữa bệnh
- 17/04/2020 | Giải đáp từ A đến Z về vi khuẩn HP
- 22/04/2020 | Vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột đối với cơ thể
- 22/04/2020 | Vi khuẩn kháng thuốc - Một thực trạng đáng báo động
1. Vi khuẩn kỵ khí là gì?
Vi khuẩn kỵ khí hay còn được gọi bằng một cái tên khác là vi khuẩn yếm khí: là một thành phần của hệ thống vi khuẩn chí ở người. Là loại vi khuẩn sống trong điều kiện môi trường không có oxy, không cần oxy cung cấp cho quá trình sinh trưởng của chúng.
Những vi khuẩn này sẽ bị bất hoạt hoặc chết nếu như có sự xuất hiện của oxy. Khả năng chịu đựng oxy của từng loại sẽ khác nhau. Một số loại có khả năng chịu đựng ở nồng độ oxy 8% nhưng cũng có loại chỉ tồn tại được trong môi trường oxy < 8%.
Đa phần các vi khuẩn kỵ khí tồn tại cân bằng trong hệ vi khuẩn chí của cơ thể nhưng do một bất thường nào nó dẫn đến sự giảm áp lực tổ chức như: thiếu máu, ứ trệ tuần hoàn, hoại tử tổ chức, sử dụng kháng sinh,... sẽ khiến tạo điều kiện cho sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn kỵ khí sẽ gây ra các tình trạng nhiễm trùng. Các vi khuẩn này cũng có thể gây bệnh khi di chuyển lạc chỗ hoặc vào trong các khoang đóng kín của cơ thể.
2. Có những loại vi khuẩn kỵ khí nào trong cơ thể?
Các vi khuẩn kỵ khí tồn tại khắp nơi trong cơ thể như miệng, đại tràng, âm đạo, da,... những vị trí tập trung số lượng lớn nhất vẫn là ở hệ thống tiêu hóa.
Một số loại vi khuẩn kỵ khí gây bệnh thường gặp nhất ở người là:
2.1. Các loại trực khuẩn kỵ khí gram âm
Thường gặp nhất là 4 loại Bacteroides, Prevotella, Fusobacterium và Mobiluncus.
Bacteroides cư trú nhiều nhất và thường gặp nhất là ở ống tiêu hóa dưới thường là ở đại tràng, ngoài ra nó còn sinh sống ở miệng, hầu họng, âm đạo.
Loại này thường xuất hiện trong các nhiễm trùng hỗn hợp ổ bụng, khung chậu,... thậm chí nó có thể gây nhiễm khuẩn máu. Bình thường trong 1g phân người có khoảng 1011 loại vi khuẩn này, nếu số lượng này trong phân tăng lên có thể cơ thể đang trong một tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Bacteroides gây ra.
Hình 1: Vi khuẩn Bacteroides
Prevotella tường cư trú ở miệng, đường sinh dục, đường hô hấp trên,... Chúng gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp trên, áp xe não và phổi, ngoài ra còn gặp trong nhiễm trùng khung chậu và áp xe vòi trứng. chúng thường được phân lập từ các bệnh phẩm lấy ở đường hô hấp trên hoặc lấy dịch ở các khu vực bị áp xe và vùng nhiễm trùng
Fusobacterium thường gặp trong khoang miệng và ruột. Chúng gây ra các nhiễm trùng hỗn hợp ở niêm mạc, niêm dịch. Thường được phân lập từ bệnh phẩm là dịch ở vùng niêm mạc, niêm dịch có nghi ngờ nhiễm trùng.
Mobiluncus là những vi khuẩn bắt màu gram đa dạng nhưng thường gặp vẫn là gram âm. Chúng có hình cong lưỡi liềm hơi nhọn 2 đầu, di động. Chúng cư trú chủ yếu ở âm đạo, thường gây ra nhiễm trùng âm đạo.Được phân lập từ dịch viêm âm đạo.
2.2. Trực khuẩn kỵ khí Gram dương
Có 4 giống thường gặp nhất là Actinomyces, Lactobacillus, Propionibacterium và Clostridium.
Actinomyces: giống này gây ra bệnh Actinomycosis và gồm nhiều loài, Chúng thường cư trú ở khu vực răng hàm mặt, hầu họng và âm đạo. Chúng gây ra các nhiễm trùng ở khu vực mặt - cổ đặc biệt hay gặp sau khi nhổ răng hoặc có chấn thương nào đó. Ngoài ra còn có thể gặp trong nhiễm trùng đường tiêu hóa do nuốt hoặc hít phải chất dịch từ niêm mạc xuống.
Hình 2: Vi khuẩn Actinomyces israelii
Lactobacillus: là những vi khuẩn chủ yếu của hệ vi khuẩn khu trú tại vùng âm đạo. Nó có tác dụng sản sinh ra các acid lactic nhằm duy trì độ pH thấp ở âm đạo tạo ra một môi trường sống không phù hợp cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh khác. Nhóm này rất hiếm khi gây bệnh.
Propionibacterium là loại vi khuẩn cư trú rất nhiều ở trên da. Chúng gây bệnh khi xâm nhập sâu xuống dưới da trong các phẫu thuật tạo hình hoặc trong các trường hợp viêm tắc tuyến bã. Chúng gây ra các tình trạng mụn trứng cá, viêm nội tâm mạc.
Clostridium là những vi khuẩn gây bệnh do chúng có ngoại độc tố mạnh. Trong giống này có 4 loài gây bệnh thường gặp là:
- Clostridium tetani gây ra bệnh uốn ván. Các bào tử của chúng có ở khắp nơi, xâm nhập cơ thể qua các vết thương, phát triển và tiết ra ngoại độc tố (tetanus toxin).
Ngoại độc tố tetanus có khả năng lan dọc theo dây thần kinh hướng tâm về hệ thần kinh trung ương. Tại hệ thần kinh trung ương độc tố sẽ ức chế dẫn truyền thần kinh, dẫn đến co thắt các cơ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong do co thắt cơ hô hấp
- Clostridium botulinum là nguyên nhân chính gây bệnh ngộ độc thịt (botulism). Bào tử của chúng cũng phân bố rộng khắp ở ngoài môi trường. Các loại thực phẩm đóng hộp nếu không được xử lý kỹ, còn sót bào tử (nhất là thịt hộp). Độc tố của nó là loại độc tố mạnh nhất được biết cho đến nay. Sau khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, độc tố thấm rất nhanh qua niêm mạc ruột tới hệ thần kinh ngoại vi có thể gây tê liệt toàn thân. Tỉ lệ tử vong rất cao.
- Clostridium perfringens cũng phân bố rộng khắp ngoài môi trường và gây bệnh hoại thư sinh hơi. Từ vết thương ô nhiễm, vi khuẩn phát triển, tiết ra độc tố hoại thư. Các tổ chức mô bị hoại thư sinh ra nhiều khí CO2 và H2 đọng trong tổ chức mô và dưới da. Ngoài ra chúng còn gây ra ngộ độc thực phẩm.
- Clostridium difficile có mặt chủ yếu trong đại tràng của người bình thường. Trong điều kiện phù hợp chúng sẽ tăng nhanh về số lượng và tiết ra độc tố tế bào cùng enterotoxin. Triệu chứng ban đầu là ỉa chảy sau đó các tế bào viêm bị hoại tử từng mảng kết hợp với fibrin hình thành nên lớp màng giả (giả mạc) trong lòng đại tràng. gây ra bệnh viêm đại tràng chảy máu có màng giả.
Hình 3: Vi khuẩn Clostridium tetani
2.3. Cầu khuẩn kỵ khí Gram âm
Thường gặp nhất là các loài thuộc giống Veillonella được tìm thấy trong các nhiễm trùng hỗn hợp. Các nhiễm trùng do Veillonella thường được tìm thấy trong các apxe vùng bụng, vùng tiểu khung và vùng răng hàm mặt.
2.4. Cầu khuẩn kỵ khí Gram dương
Thường gặp là giống Peptostreptococcus, chúng cư trú chủ yếu trên da và niêm mạc. Chúng thường được phát hiện trong các nhiễm trùng hỗn hợp. ngoài ra chúng còn gặp trong một số trường hợp phân lập từ u vú, nhiễm trùng não, phổi.
Hình 4: Vi khuẩn Peptostreptococcus
3. Có thể phát hiện ra bệnh gây ra do vi khuẩn kỵ khí bằng cách nào?
Nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn là phương pháp đặc hiệu nhất để xác định bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nào gây ra. Các triệu chứng sau đây có thể khiến bác sĩ nghi ngờ có sự xuất hiện của các vi khuẩn kỵ khí như:
-
Có mủ rất thối xuất hiện ở vùng vết thương, vùng áp xe.
-
Có dấu hiệu của hoại tử, thấy có hơi xuất hiện.
-
Xuất hiện giả mạc.
-
Nhiễm trùng do ung thư có hoại tử tổ chức.
-
Nhiễm trùng sau khi bị thương do con vật cắn, dẫm phải đinh,...
-
Nhiễm trùng huyết có vàng da.
-
Nhiễm trùng ở người bệnh có viêm tắc tĩnh mạch.
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí gây ra là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vùng nhiễm trùng, dẫn lưu kết hợp với điều trị kháng sinh phù hợp.
Mỗi một loại vi khuẩn kỵ khí có những đáp ứng điều trị với các loại kháng sinh khác nhau nên việc phát hiện chính xác loại vi khuẩn gây bệnh sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh và hạn chế được hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đang rất phổ biến hiện nay.
Việc thăm khám thường xuyên đối với những người bệnh sau làm phẫu thuật, thủ thuật rất quan trọng trong việc kiểm soát vấn đề nhiễm trùng. Nếu bạn đang phân vân về việc lựa chọn đơn vị để thăm khám thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một nơi đáng để bạn lựa chọn với hơn 24 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ đáp ứng được các nhu cầu của bạn về sức khỏe.
Gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!